Huyền tích Am Tiên sẽ ghi danh xứ Thanh vào bản đồ du lịch tâm linh

Huyền tích Am Tiên sẽ ghi danh xứ Thanh vào bản đồ du lịch tâm linh

bởi

trong

Những ngôi làng đặc biệt tôn vinh Bà Triệu

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cả hai yếu tố “địa linh và nhân kiệt” của vùng đất thiêng núi Nưa – Am Tiên (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã tích hợp thành không gian giàu ý nghĩa. Vì vậy, mỗi quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên được xây dựng nơi đây đều nhất quán tôn vinh giá trị lịch sử và văn hóa bản địa, với những âm hưởng ngàn năm từ nhân vật biểu tượng của vùng đất.

Huyền tích Am Tiên sẽ ghi danh xứ Thanh vào bản đồ du lịch tâm linh

Phối cảnh quần thể Huyền tích Am Tiên

Trước tiên, toàn bộ quần thể dự án Huyền tích Am Tiên đều mang sắc trắng, bắt nguồn cảm hứng từ hình tượng con voi trắng một ngà mà Bà Triệu cưỡi ra trận. Không chỉ vậy, dự án có riêng một khu vực “Làng Huyền tích” trải dài trên 10ha, nơi kiến trúc, cảnh quan gắn liền với cuộc đời, tinh thần và khí phách của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh. Tại đây, 5 “ngôi làng chủ đề” Hỏa, Thủy, Âm, Kim và Bạch Tượng, với tâm điểm là tượng Bà Triệu, tái hiện những câu chuyện về vị nữ tướng tài ba của xứ Thanh qua từng chi tiết điêu khắc, âm thanh hay tác phẩm nghệ thuật.

Làng Hỏa đại diện cho khí phách và tinh thần chiến đấu kiên cường, với công trình trung tâm là thanh gươm lửa – biểu tượng của ý chí bất khuất. Không gian được lát gạch đỏ Bát Tràng là nơi diễn ra các lễ hội nhằm tôn vinh lòng quả cảm.

Làng Thủy thể hiện tinh thần tốc chiến, tốc thắng – chuẩn bị trước mỗi trận chiến, với hồ nước lớn và dấu chân voi trắng in nổi – gợi nhắc linh vật chú voi trung thành. Tại đây có những trải nghiệm thủ công truyền thống như nhuộm vải, sơn mài, khảm trai, thêu và in như một cách bảo tồn nghề xưa làng Việt.

Làng Âm biểu tượng cho lời hiệu triệu của Bà Triệu kêu gọi quân dân đứng lên bảo vệ đất nước. Biểu tượng trung tâm là chiếc chiêng vàng, mô phỏng tiếng trống trận vang dội. Không gian này dành cho các hoạt động chế tác và chơi các nhạc cụ truyền thống, từ đàn bầu, sáo trúc đến chiêng, trống.

Làng Kim mở ra không gian khám phá các nghề thủ công liên quan đến vàng, bạc, đồng, tre và gỗ. Đây cũng là cơ hội để du khách hiểu thêm về sự tinh tế và tài hoa của các nghệ nhân Việt Nam.

Làng Bạch Tượng là khu vực linh thiêng nhất, có biểu tượng trung tâm là chú voi trắng một ngà, được bao quanh bởi sỏi trắng, tượng trưng cho sức mạnh và sự cao quý của linh vật gắn liền với Bà Triệu. Những trải nghiệm ở đây khá độc đáo như chạm voi, vuốt ngà, hay tìm hiểu về nghề làm trang sức bạc với các sản phẩm lấy cảm hứng từ hình tượng voi.

Huyền tích Am Tiên sẽ ghi danh xứ Thanh vào bản đồ du lịch tâm linh- Ảnh 2.

“Làng Huyền tích” gồm 5 khu vực được xây dựng nhằm tôn vinh Bà Triệu

Dọc theo trục di chuyển giữa các làng, những tác phẩm nghệ thuật do các nghệ sĩ trẻ Việt Nam sáng tác được bố trí khéo léo, từ tượng voi, gươm, khiên đến cờ vàng, tạo nên một hành trình thị giác giàu cảm xúc. Đặc biệt, “History Wall” bằng gốm làng Vòm, do các nghệ nhân Thanh Hóa thực hiện sẽ kể lại toàn bộ huyền tích về Bà Triệu một cách chi tiết và sống động.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bảo tồn di sản văn hóa không chỉ dừng lại ở việc lưu giữ hiện vật hay kể lại những câu chuyện xưa, khu Huyền tích Am Tiên mang đến cách tiếp cận mới: kể chuyện lịch sử bằng những trải nghiệm hiện đại. Một đứa trẻ nghe câu chuyện về Bà Triệu có thể mang theo hình ảnh người nữ tướng trong tâm trí, để rồi lớn lên với niềm tự hào dân tộc. Một người lớn tuổi, khi bước qua những con đường trong khuôn viên công trình, có thể cảm nhận được sự kết nối sâu sắc với tổ tiên, như thể đang trò chuyện với chính lịch sử.

Huyền tích Am Tiên sẽ ghi danh xứ Thanh vào bản đồ du lịch tâm linh- Ảnh 3.

Hình ảnh voi trắng được gắn liền xuyên suốt tại công trình

Nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch tâm linh

Theo GS văn hóa Trần Lâm Biền, Am Tiên là khu di tích hội tụ nhiều yếu tố lịch sử, những vấn đề văn hóa dân tộc, gắn kết dân tộc quan trọng. Đây là nơi thể hiện giấc mơ của tổ tiên để lại, một trong những khu tích tụ cao của văn hóa truyền thống.

PGS-TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhìn nhận, vùng đất núi Nưa – An Tiên gắn liền với các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội và có sức hút với đông đảo công chúng, nhờ bề dày của giá trị di sản phi vật thể, có sức hút du lịch rất lớn.

Đến nay, tài nguyên đặc biệt này đã được đánh thức. Công trình được nhìn nhận là có thể xoay chuyển bức tranh du lịch hay rộng hơn là kinh tế của Thanh Hóa. PGS Trần Đình Thiên (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) đồng quan điểm, dự án “Huyền tích Am Tiên” nằm trong một xu thế lớn là phát triển công nghiệp văn hóa. Đặt trong tổng thể sự bùng nổ phát triển của Thanh Hóa và hệ thống du lịch, sự xuất hiện của quần thể sẽ tạo nên sự cộng hưởng cũng như tác động lớn. Hơn thế, công trình này còn có vị thế lịch sử văn hóa mạnh mẽ, mang tầm vóc để đua tranh quốc tế.

Bên cạnh những giá trị kinh tế, xã hội mang lại, bằng cách kết hợp giữa quá khứ và hiện đại, “Huyền tích Am Tiên” còn tạo nên những giá trị tinh thần to lớn, giúp mỗi chuyến thăm của người dân thành một hành trình ý nghĩa, không chỉ là hành trình khám phá đơn thuần mà còn hành trình nối dài tinh thần dân tộc.