Khi nào trẻ cần khám mắt?/ Khi nào nên cho trẻ khám mắt?

Khi nào trẻ cần khám mắt?/ Khi nào nên cho trẻ khám mắt?

bởi

trong

Con tôi 4 tuổi, chưa biết đọc, hay nghiêng đầu, ngồi sát khi xem tivi. Tình trạng này có bình thường và cần đi khám không? (Thanh Loan, Đồng Nai)

Trả lời:

Trẻ nhỏ thường xuyên nghiêng đầu, ngồi gần tivi hoặc nheo mắt khi nhìn xa có thể là dấu hiệu sớm của các tật khúc xạ như loạn thị, cận thị hoặc lé ẩn, nhược thị. Nhiều phụ huynh lo ngại trẻ còn quá nhỏ chưa thể khám mắt song ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ cũng cần được kiểm tra thị lực định kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời vì đây là thời điểm liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển thị giác của trẻ. Do đó, phụ huynh cần cho con kiểm tra mắt khoảng 6 tháng một lần để tầm soát và phát hiện kịp thời các bất thường có nguy cơ ảnh hưởng đến thị giác. Với mỗi độ tuổi, các bác sĩ có những phương pháp đánh giá phù hợp cho trẻ.

Ở độ tuổi mầm non, mắt trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển. Nếu thị lực hai mắt không cân bằng, mắt rõ, mắt mờ dễ dẫn đến não có xu hướng bỏ qua tín hiệu từ mắt yếu, lâu ngày dẫn đến nhược thị.

Nếu bạn quan sát thấy trẻ thường xuyên nheo mắt, cúi sát vào sách, tivi, nghiêng đầu khi nhìn hoặc chớp mắt liên tục, dụi mắt, thiếu tập trung khi vẽ, tô màu, chơi đồ vật nhỏ… thì nên đưa trẻ đi khám ở càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể sử dụng máy đo khúc xạ tự động, soi bóng đồng tử, kết hợp quan sát hành vi để đánh giá chính xác tình trạng của trẻ.





Khi nào trẻ cần khám mắt?/ Khi nào nên cho trẻ khám mắt?

Bác sĩ Trung tâm Mắt Công nghệ cao Tâm Anh khám cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Tật khúc xạ là tình trạng mắt không thể hội tụ ánh sáng đúng lên võng mạc, gây mờ hoặc biến dạng hình ảnh. Có ba tật khúc xạ phổ biến là cận thị, viễn thị và . Trẻ bị tật khúc xạ thường có biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu, nhìn gần vật, hay than đau đầu, mỏi mắt, giảm tập trung trong học tập.

Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền, môi trường học tập thiếu ánh sáng, dùng thiết bị điện tử quá nhiều hoặc sự phát triển bất thường của nhãn cầu. Nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, tật khúc xạ có thể dẫn đến nhược thị, ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực lâu dài. Phát hiện sớm không chỉ giúp điều chỉnh tật khúc xạ bằng kính thuốc phù hợp mà còn ngăn ngừa các biến chứng lâu dài đến thị giác.

BS.CKI Nguyễn Đức Huy
Trung tâm Mắt Công nghệ cao
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh nhãn khoa để bác sĩ giải đáp