Khổ tâm của đàn ông ‘3 không’ bị thất nghiệp tuổi trung niên

Khổ tâm của đàn ông ‘3 không’ bị thất nghiệp tuổi trung niên

bởi

trong
Khổ tâm của đàn ông ‘3 không’ bị thất nghiệp tuổi trung niên

Khoản vay mua nhà, nuôi con ăn học và cha mẹ già, bạn tôi bảo không có nhà cho thuê, không có đất thừa kế lại còn bị thất nghiệp.

Một người bạn tôi, 42 tuổi, vừa phải rời khỏi công ty nơi anh gắn bó suốt 15 năm qua. Anh gần như suy sụp: cha mẹ già yếu cần chăm sóc, hai con nhỏ đang tuổi ăn học, khoản vay mua nhà vẫn còn dài.

Từ người đàn ông tự tin là trụ cột gia đình, anh phải đối diện với sự thật trần trụi: thất nghiệp ở tuổi trung niên, không nhà cho thuê, không đất đai để bán, không cả những “kỹ năng mới” để nhanh chóng thích ứng với thị trường lao động thay đổi từng ngày.

Đó không phải là câu chuyện hiếm. Thất nghiệp đang trở thành nỗi ám ảnh ngay từ khi bước chân ra khỏi cánh cửa đại học. 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đã lo không xin nổi việc làm. 40 tuổi, đang làm ổn định cũng thấp thỏm nỗi lo bị đào thải: quá tuổi, hiệu suất không bằng người trẻ, sản xuất thu hẹp, thậm chí bị thay thế bởi robot, trí tuệ nhân tạo.

Khác với sự liều lĩnh của tuổi đôi mươi, thất nghiệp ở tuổi trung niên mang theo sức nặng khủng khiếp hơn rất nhiều. Không còn là thất bại của riêng mình, mà là mối đe dọa trực tiếp đến cả một gia đình.

vừa chăm lo cha mẹ già yếu, vừa nuôi con thơ ăn học – khiến mỗi tháng thất nghiệp như một nút thắt siết chặt thêm vào tâm trí.

Trong khi đó, khả năng bắt đầu lại từ đầu ở tuổi này lại vô cùng hạn chế: sức khỏe giảm sút, khả năng thích nghi công nghệ chậm hơn, không phải ai cũng có sẵn sự nhanh nhạy để chuyển nghề hay tự kinh doanh.

Chúng ta vẫn thường khuyên nhau rằng cần năng động hơn, phải cập nhật kỹ năng, hãy sẵn sàng cho mọi thay đổi. Những lời khuyên đó đúng, nhưng cũng rất khó thực hiện trong thực tế.

Không phải ai cũng đủ điều kiện để đi học lại khi đã phải xoay xở với gánh nặng tài chính. Không phải ai cũng có cơ hội để thử – sai khi mỗi thất bại đều mang theo cái giá rất đắt.

Đáng buồn hơn, sự bất ổn việc làm tuổi trung niên không chỉ do bản thân người lao động, mà còn là hệ quả của việc thiếu chính sách đào tạo, tái đào tạo người lao động lớn tuổi; thị trường lao động thì lại thiên lệch về phía người trẻ, sẵn sàng chấp nhận lương thấp hơn, sức lực dẻo dai hơn.

Vậy, giải pháp nào cho bài toán thất nghiệp ở tuổi trung niên? Theo tôi, trước tiên, về phía mỗi cá nhân, không thể trông chờ hoàn toàn vào may mắn hay sự hỗ trợ bên ngoài. Việc trang bị kỹ năng mới, cập nhật công nghệ, giữ gìn sức khỏe, mở rộng mối quan hệ xã hội… cần phải được thực hiện từ sớm, khi còn ở tuổi 30- 35, thay vì chờ đến lúc bị đẩy ra ngoài mới loay hoay tìm đường.

Song song đó, về phía xã hội, cần có những chính sách rõ ràng hơn trong việc hỗ trợ người lao động trung niên: đào tạo lại miễn phí hoặc hỗ trợ một phần học phí, khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người lao động lớn tuổi thông qua các ưu đãi thuế, mở rộng các chương trình bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với nhóm tuổi này.

Không ai muốn trở thành “người thừa” chỉ vì tuổi tác. Cũng không ai mong đến tuổi 40 lại phải bắt đầu mọi thứ từ con số không.

Khánh Thuần