Bước lên bậc thềm, bà Trần Vân Anh (58 tuổi, Đồng Nai) khó nhọc và nhăn nhó vì những cơn đau râm ran – hệ lụy của thoái hóa khớp gối và loãng xương.
Khoảng ba năm trước, bà có vài triệu chứng như mỏi lưng, đau gối khi đi lại nhiều. Khi những cơn đau xuất hiện dày hơn khiến giấc ngủ chập chờn, bà mới đi bệnh viện. Qua thăm khám và chụp X-quang, bác sĩ chẩn đoán bà bị thoái hóa khớp gối hai bên, gai cột sống nhẹ và loãng xương. Đã điều trị nội khoa theo chỉ định bác sĩ nhưng mỗi khi vận động quá mức hoặc trái gió trở trời, cơn đau vẫn khiến bà rất mệt mỏi. Ngay cả niềm vui chăm sóc cháu nội 8 tháng tuổi cũng không trọn vẹn vì bế cháu một lúc là bà Vân Anh phải ngồi xoa bóp chân tay. Sử dụng thuốc xương khớp kéo dài còn khiến bà đau dạ dày, chuyện ăn uống không còn ngon miệng như xưa. “Tuổi già đến sớm quá, cơ thể cứ như đi mượn người khác vậy”, bà than thở.

Hội nghị khoa học thường niên lần 19 của Hội Loãng xương TP HCM hôm 17/5 nhắc đến sự hợp tác chiến lược toàn cầu giữa Anlene và Hội Loãng xương quốc tế (IOF) nhằm nâng cao nhận thức về bệnh loãng xương. Ảnh: Anlene
Tình trạng như bà Vân Anh không phải hiếm gặp. Tại hội nghị khoa học thường niên lần 19 của Hội Loãng xương TP HCM vừa diễn ra ngày 17/5, PGS.TS.BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP HCM, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam nhận định, loãng xương đang là khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Hiện có khoảng 20% dân số bị thoái hóa khớp. Ở phụ nữ, tỷ lệ loãng xương là 1/3 trong khi ở nam giới, tỷ lệ là 1/5. Nghiêm trọng hơn, loãng xương có thể dẫn đến biến cố gãy xương, với khoảng gần 9 triệu trường hợp mỗi năm. Thực tế ghi nhận, khoảng 25% bệnh nhân gãy xương vùng hông sẽ tử vong trong vòng 12 tháng sau đó.
Dự báo đến năm 2050, toàn cầu có khoảng 21,3 triệu ca gãy xương vùng hông mỗi năm, trong đó 80-90% bệnh nhân bị gãy xương do không được điều trị. Trong khi đó, khoảng 300 triệu người có triệu chứng và bị hạn chế vận động do thoái hóa khớp. Căn bệnh không chỉ gây đau đớn kéo dài mà còn khiến người bệnh không thể tự sinh hoạt, lao động, mất khả năng tự chủ trong cuộc sống. Hiện nay, loãng xương và thoái hóa khớp thường đồng mắc và gia tăng ở người cao tuổi, tạo thành gánh nặng rất lớn cho cá nhân người bệnh, gia đình và xã hội.
Theo PGS.TS.BS Lê Anh Thư, loãng xương và thoái hóa khớp là hai bệnh lý phức tạp, thường gặp nhất của chuyên ngành thấp khớp học, liên quan đến nhiều bệnh lý chuyển hóa quan trọng khác. Để đạt được mục tiêu “lão hóa khỏe mạnh”, việc phòng ngừa loãng xương, thoái hóa khớp và tìm giải pháp nâng cao sức khỏe là vấn đề cấp bách. Trong đó, các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến giải pháp phòng ngừa loãng xương bằng dinh dưỡng hợp lý.
Thực tế, canxi là chất khoáng chiếm tỷ lện nhiều nhất trong cơ thể người. Canxi và khoáng chất chiếm tới 67% trọng lượng hệ xương, theo tài liệu trên ScienceDirect. Điều này đồng nghĩa khi lượng canxi nhập vào thấp, sức khỏe xương sẽ bị đe dọa. Điều đáng mừng là thông qua dinh dưỡng, cơ thể được “nạp” canxi một cách chủ động và chất lượng. Trong đó, các thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào, đồng thời chứa các dưỡng chất quan trọng khác cho sự phát triển của hệ xương.
Protein cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Ở trẻ em, tăng cường lượng protein có thể giúp tăng khối lượng xương. Ngược lại, nếu xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng ở giai đoạn này, quá trình phát triển xương sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Các thực phẩm giàu protein rất quen thuộc với bữa ăn hàng ngày, bao gồm thịt, cá, trứng, đậu, các loại hạt và hạt giống và cả sữa.
Một thành phần không thể thiếu trong quá trình thiết lập sức khỏe hệ xương chính là vitamin D với công dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi và lắng đọng canxi vào bộ xương. Cách hấp thụ vitamin D dồi dào là thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc kết hợp vận động hợp lý cùng với việc sử dụng sữa giàu canxi, bổ sung collagen và màng cầu chất béo sữa (MFGM) hàng ngày giúp cải thiện chức năng vận động, mang lại lợi ích rõ rệt cho sức khỏe cơ xương khớp chỉ sau 4 tuần.

Sản phẩm Anlene góp phần chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp thông qua dinh dưỡng. Ảnh: Anlene
Lắng nghe cơ thể, bảo vệ hệ cơ xương khớp từ sớm bằng tăng cường dưỡng chất thiết yếu (khoáng chất, vi tamim, yếu tố vi lượng) thông qua chế độ ăn uống, thuốc và nguồn thực phẩm chức năng tin cậy ngay từ hôm nay cũng là xu thế đang được thế giới quan tâm. Đây cũng là cách thức hiệu quả, tiết kiệm, góp phần đảm bảo một tuổi già khỏe mạnh cho mọi người.
Diệp Chi
Đồng hành Hội nghị khoa học thường niên của Hội Loãng xương TP HCM trong nhiều năm, nhãn hàng Anlene thuộc tập đoàn Fonterra đến từ New Zealand đã và đang mang đến giải pháp dinh dưỡng hiệu quả chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp. Sữa bổ sung dinh dưỡng Anlene chứa các thành phần thiết yếu, cùng phức hợp dinh dưỡng chứa hoạt chất MFGM, giàu canxi, collagen, các vitamin và khoáng chất. Sản phẩm được Hội Loãng xương quốc tế (IOF) khuyên dùng và là lựa chọn cho người tiêu dùng trong suốt 30 năm qua. Năm 2025 nhãn hàng giới thiệu dòng sản phẩm mới thay đổi bao bì và công thức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng cho người lớn tuổi.