Lối đi nào cho cà phê Việt Nam?

Lối đi nào cho cà phê Việt Nam?

bởi

trong

Ngày 17.5, Báo Người Lao Động tổ chức hội thảo “Cà phê Việt Nam: Tăng lợi ích cho người trồng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu” nằm trong chương trình “Tôn vinh cà phê – trà Việt” lần thứ 3.

Lối đi nào cho cà phê Việt Nam?

Ông Nguyễn Ngọc Luận tham gia hội thảo từ nhà máy sản xuất ở Hóc Môn. Theo ông, cà phê trái cây là sản phẩm của tương lai

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên kết Thương mại Toàn cầu (thương hiệu Meet More) nói: “Khoảng 5 năm trước, chúng tôi nghiên cứu và phát triển dòng cà phê kết hợp trái cây. Sản phẩm hướng đến nhóm tiêu dùng trẻ, những khách hàng tiềm năng trong tương lai”.

Ban đầu, việc đưa sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn nhưng khoảng 2 năm gần đây sản phẩm đã xuất khẩu đến một số thị trường như: Hàn Quốc, Nga, Úc, Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng khả quan và sản lượng bình quân đạt từ 1.800 đến 2.000 tấn mỗi năm.

Ông Gruber Alexander Lukas, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ rang xay chuyên nghiệp Sài Gòn (Alambé Việt Nam) cho rằng: Thay vì cạnh tranh với những nước sản xuất khác trên thế giới, Việt Nam nên tập trung vào sản phẩm thế mạnh của mình là cà phê robusta. Tập trung quảng báo về sự độc đáo của nó là “hương vị mạnh mẽ và chất lượng cao”.

 - Ảnh 2.

Ông Gruber Alexander Lukas, lại nhấn mạnh giá trị cốt lõi của ngành cà phê phải là sản phẩm cà phê chất lượng cao kết hợp với câu chuyện văn hóa bản địa

ẢNH: CHÍ NHÂN

Theo vị này, người tiêu dùng thế giới hiện nay có xu hướng tìm kiếm những loại cà phê có hương vị mạnh mẽ, đậm đà và sự khác biệt so với các dòng sản phẩm truyền thống trước đây. Cà phê “thật” không pha trộn, không biến tấu, đang được ưa chuộng. Họ sẵn sàng trải nghiệm những hương vị nguyên bản, cá tính rõ nét. Việc đẩy mạnh quảng bá cà phê rang xay nguyên chất 100%, có chứng nhận chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, sẽ giúp nâng tầm cà phê Việt trên thị trường toàn cầu, không chỉ về sản lượng, mà còn về giá trị và bản sắc.

Chuyên gia từ Alambé Việt Nam khuyến cáo: Cà phê không chỉ là một loại thức uống mà Việt Nam cần giới thiệu và nhấn mạnh về câu chuyên văn hóa ẩn phía sau mỗi ly cà phê. Cần gắn sản phẩm cà phê với các vùng đất cụ thể và câu chuyện văn hóa bản địa, đặc trưng cho vùng đất ấy, con người nơi đó.