Lòng heo se điếu ‘dài 40 mét’

Lòng heo se điếu ‘dài 40 mét’

bởi

trong
Lòng heo se điếu ‘dài 40 mét’

‘Thật hay giả’, ‘có thật không’ – niềm tin của người tiêu dùng đang bị thử thách mỗi ngày.

Mạng xã hội đang ngập tràn câu chuyện lòng heo se điếu. Sau hình ảnh cỗ lòng “dài 40 mét” là vô số những bài bàn luận tiếp theo, trong đó không thiếu những phán xét, dạy bảo về thế nào là lòng se điếu của các “chuyên gia”.

Trước lòng se điếu là chuyện mua khoai lang mật nhưng luộc lên chẳng thấy mật đâu, khô cá lóc đồng nhưng thật ra là cá lóc nuôi, người bán bảo lươn đồng bắt từ ruộng nhưng lại là lươn nuôi…

Từ hình thức quảng cáo đến cách truyền thông sản phẩm, người bán dường như không ngại nhập vai, kể những câu chuyện mượt mà và đầy cảm xúc, miễn sao bán được hàng. Sau đó là vô số người đóng vai chuyên gia, nhà thông thái vào phán xét đúng sai.

>>

Cái đáng lo ở đây là lằn ranh giữa thực và ảo ngày càng nhòe đi, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, nơi lẽ ra phải minh bạch và đáng tin nhất.

Nhưng đáng lo nhất là rất ít người đặt câu hỏi trong những video trên mạng xã hội ấy có bao nhiêu phần trăm là sự thật? Nhưng người phán xét kia có đủ tư cách? Hay lại chỉ là câu chuyện thấy ai đó , lại xinh đẹp nữa là lao vào khen ngợi, rồi mua hàng bất chấp chất lượng thật giả. (Và chiều ngược lại là cứ thấy gì không vừa mắt là lao vào chửi bới vùi dập bất chấp).

Câu chuyện lòng se điếu lại cho thấy mạng xã hội là nơi ai cũng có thể thành chuyên gia ẩm thực, bác sĩ, nhà khoa học, thẩm phán… ra sức trình diễn hay dạy đời.

Hết lòng se điếu rồi sẽ có vô số vụ khác, như vô số con sóng cứ ập vào bờ, rất nhiều trong đó chỉ mang theo những chuyện vô bổ hay rác rưởi.

Nhưng có xem, có tin, có nghe theo, có share, có chốt đơn mua hàng hay không lại là quyền của bạn. Chỉ bạn mới có thể tự quyết định xem mình có bị lừa hay không.

Quan điểm của ban thế nào?

Mạnh Quang