Mắc sốt xuất huyết nhưng không sốt

Mắc sốt xuất huyết nhưng không sốt

bởi

trong

Người bệnh sốt xuất huyết không có biểu hiện sốt, chỉ mệt mỏi đột ngột, da lạnh, xuất huyết bất thường… có thể là dấu hiệu trở nặng.

BS.CKII Ngô Trần Quang Minh, Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8, cho biết thông tin trên, thêm rằng không phải ai mắc sốt xuất huyết cũng có biểu hiện sốt. Nhiều trường hợp chỉ sốt nhẹ, sốt thoáng qua hoặc không sốt, đặc biệt người cao tuổi, có bệnh nền, hoặc đã dùng thuốc hạ sốt.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn cái Aedes aegypti. Bệnh thường diễn tiến qua ba giai đoạn gồm: khởi phát, nguy hiểm và hồi phục. Trong đó, giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ ba đến ngày thứ 7 kể từ khi khởi. Lúc này, thân nhiệt người bệnh bắt đầu giảm, virus tiếp tục gây tổn thương bên trong cơ thể, đặc biệt là hệ mạch máu, có thể xảy ra hiện tượng thoát huyết tương, rối loạn đông máu.





Mắc sốt xuất huyết nhưng không sốt

Bác sĩ Quang Minh đang nghe phổi kiểm tra tình trạng sức khỏe người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Cùng lúc, virus cũng làm suy giảm nhanh chóng số lượng tiểu cầu, gây rối loạn đông máu, tăng nguy cơ xuất huyết trong cơ thể như chảy máu cam, chảy máu chân răng, có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc nội tạng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn nặng như sốc, tràn dịch, , thận, tử vong.

Bác sĩ Minh lưu ý người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ khám, chỉ định xét nghiệm máu khi có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, đau mỏi người, buồn nôn, nổi ban, chảy máu cam hoặc bầm da bất thường, Việc xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sốt xuất huyết khi chưa sốt. Các chỉ số như công thức máu, tiểu cầu, hematocrit và xét nghiệm NS1 (tìm kháng nguyên virus Dengue) thường cho kết quả sớm trong 1-3 ngày đầu, từ đó giúp bác sĩ xác định bệnh và tiên lượng mức độ nặng nhẹ.

Người dân không nên tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà hay sử dụng thuốc kháng viêm như ibuprofen, aspirin… Đây là nhóm thuốc có thể gây rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết khi sử dụng không đúng cách.

Người mắc sốt xuất huyết cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tại nhà và hẹn tái khám để kiểm tra. Nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo như lừ đừ, bứt rứt, đau bụng dữ dội, nôn ói liên tục, tiểu ít, da lạnh, xuất huyết bất thường, người bệnh cần nhập viện ngay để được theo dõi truyền dịch và can thiệp y tế kịp thời.





Người cao tuổi tiêm vaccine sốt xuất huyết tại Hệ thống Tiêm chủng VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Người cao tuổi tiêm vaccine sốt xuất huyết tại Hệ thống Tiêm chủng VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc phát hiện sớm và theo dõi sát là yếu tố quyết định giúp người bệnh tránh biến chứng nặng. Người dân cần chủ động phòng bệnh bằng cách diệt muỗi, lăng quăng, không để nước tù đọng quanh nhà, ngủ màn kể cả ban ngày.

Hiện Việt Nam có , phòng ngừa cả 4 type huyết thanh gồm Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4, tiêm cho người từ 4 tuổi. Lịch tiêm gồm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Phụ nữ nên chủng ngừa vaccine trước 3 tháng, tốt nhất một tháng trước khi mang thai. Tiêm đầy đủ vaccine giúp ngăn nguy cơ mắc bệnh hơn 80% và nguy cơ nhập viện hơn 90%.

Kiến Tường