Mang tiếng keo kiệt mừng cưới 100.000 đồng khi bạn mời tiệc ngọt

Mang tiếng keo kiệt mừng cưới 100.000 đồng khi bạn mời tiệc ngọt

bởi

trong
Mang tiếng keo kiệt mừng cưới 100.000 đồng khi bạn mời tiệc ngọt

Tôi không thoải mái nếu mừng cưới 500.000 đồng cho một bữa tiệc ngọt, nhưng nếu chỉ mừng 100.000 đồng lấy may lại sợ bị chê ‘keo kiệt, bủn xỉn’.

Đọc bài viết “”, tôi thấy tác giả mới chỉ nhìn nhận sự việc dưới góc độ người tổ chức đám cưới, chứ chưa quan tâm tới sự khó xử gây ra cho khách mời. Thông thường, theo truyền thống ở ta, khi đi ăn cưới, trừ khi là người thân thiết trong gia đình hoặc có mối quan hệ đặc biệt, còn không thì người ta sẽ chủ yếu mừng cưới tương đương với giá trị suất ăn trong bữa tiệc.

Nói cách khác, nếu gia chủ mời tiệc cưới đắt đỏ thì khách tới dự cũng sẽ mừng lớn hơn, cốt là để cô dâu, chú rể không bị lỗ sau khi kết thúc buổi tiệc. Thế nên, nếu bạn chi ra 100 triệu đồng để làm cỗ cưới thì cũng sẽ thu lại số tiền mừng cưới tương đương chứ cũng không đến mức lỗ nặng, thậm chí phần lớn đều có lời.

Do vậy, chi phí chủ yếu để tổ chức một đám cưới mà gia chủ phải bỏ ra không phải là tiền cỗ cưới mà là công tác trang trí không gian tiếp khách, đồ cưới, mua sắm trang thiết bị cho đôi trẻ, xe cộ đi lại của người thân… Vì vậy, nếu không làm tiệc mặn thì bạn cũng vẫn phải bỏ ra một khoản tiền cho các chi phí nêu trên.

Vấn đề ở chỗ, nếu mới cưới tiệc ngọt thay vì tiệc mặn, khách mời sẽ mừng cưới thế nào? Tôi lấy ví dụ, ngày trước tôi làm tiệc cưới cho con ở khách sạn sang trọng, có mời một người bạn đến dự. Người ta mừng cưới 1 triệu đồng (tương đương với giá trị phần ăn trong bàn tiệc).

>>

Giờ, người bạn đó cũng làm đám cưới cho con nhưng tổ chức ở nhà hàng bình dân thì tôi nên mừng 500.000 đồng hay một triệu đồng? Nếu mừng 1 triệu đồng thì tôi xem như chịu thiệt, còn mừng 500.000 đồng cho tương xứng cỗ bàn thì khéo lại bị bạn chửi thầm là “keo kiệt, bủn xỉn, không biết có đi có lại”.

Hay nếu như bạn thích đổi mới, không mời tiệc mặn mà mời tiệc ngọt thì tôi phải mừng cưới bao nhiêu? Một triệu, 500 nghìn hay 100 nghìn đồng? Nói chung, rất khó nghĩ cho người được mời. Bởi nếu chỉ mừng 100.000 đồng cho có lệ thì lại ngại, còn nếu mừng cưới 500.000 đồng cho một bữa tiệc ngọt thì cũng không thoải mái trong lòng.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng, làm tiệc mặn hay tiệc ngọt cho đám cưới không quan trọng, ai thích thế nào cứ làm thế ấy. Nhưng vấn đề là nếu đã quyết làm tiệc ngọt cho tiết kiệm thì tôi nghĩ bạn cũng nên mạnh dạn tuyên bố với khách mời của mình rằng “không nhận phong bì, hoặc chỉ nên mừng chút đỉnh lấy may mắn” thôi, chứ đừng mong đợi hay đòi hỏi người ta phải mừng cưới như cỗ bàn linh đình.

Chiều Thứ Sáu