Máu tràn vào màng phổi có nguy hiểm không?

Máu tràn vào màng phổi có nguy hiểm không?

bởi

trong

Bố tôi bị tai nạn, khi nhập viện bác sĩ phát hiện có máu tràn vào màng phổi. Bệnh này có nguy hiểm không? (Hoàng Quân, Quảng Ninh)

Trả lời:

Máu tràn vào màng phổi không được điều trị có thể tiếp tục tích tụ khiến phổi không thể giãn nở đầy đủ khi hít thở. Nếu tràn máu màng phổi ít, không có biến chứng nghiêm trọng có khả năng tự tiêu, nghĩa là máu trong khoang màng phổi có thể tự hấp thụ vào cơ thể mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần bác sĩ theo dõi sát sao.

Tùy lượng máu tràn vào phổi, tốc độ diễn tiến và nguyên nhân gây ra, bệnh có thể biểu hiện rầm rộ hoặc tiến triển âm thầm rồi trở nặng dần theo thời gian.

Suy hô hấp: Khi lượng máu trong khoang màng phổi tăng lên, phổi bị chèn ép khiến người bệnh khó thở nghiêm trọng, tiến triển thành suy hô hấp cấp.

Sốc mất máu: Mất máu kéo dài có thể gây tụt huyết áp, mạch nhanh, da lạnh, vã mồ hôi.

Xơ dính màng phổi: Máu không được dẫn lưu hết có thể đông lại, hình thành sẹo và dính giữa hai lá màng phổi hoặc nhu mô phổi khiến lồng ngực kém di động, ảnh hưởng đến hệ hô hấp kéo dài.

Viêm mủ màng phổi: Nếu máu ứ đọng trong bị nhiễm khuẩn, người bệnh gặp biến chứng viêm mủ, gây sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi kéo dài.

Tràn khí tràn máu màng phổi: Trong một số trường hợp chấn thương nặng, người bệnh vừa bị tràn máu vừa rò khí vào khoang màng phổi, gây .





Máu tràn vào màng phổi có nguy hiểm không?

Bác sĩ kiểm tra các kết quả chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Thời gian hồi phục phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ chảy máu và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể cải thiện sau vài ngày đến một tuần. Trường hợp nặng liên quan đến bệnh lý phức tạp hoặc ác tính cần theo dõi dài hơn.

Điều trị tràn máu màng phổi phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp điều trị có thể kể đến như dẫn lưu khoang màng phổi, truyền dịch, truyền máu, kháng sinh, phẫu thuật, phục hồi chức năng.

Thạc sĩ, bác sĩ Đào Phương Thúy
Khoa Hô hấp
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp để bác sĩ giải đáp