Tôi bị béo phì, đang mang thai tuần thứ 12. Con tôi sinh ra có nguy cơ thừa cân, béo phì như mẹ không, cần phải làm gì? (Thu Loan, Đà Nẵng)
Trả lời:
Phụ nữ thừa cân trước và trong khi mang thai có nguy cơ cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ, tiểu đường thai kỳ. Thai phụ béo phì còn có thể bị tiền sản giật – biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tăng huyết áp và sự hiện diện của protein trong nước tiểu. Mẹ thừa cân, béo phì còn có thể khiến thai dị tật, lượng chất béo ở trẻ nhiều quá mức, dẫn đến thừa cân hoặc béo phì sau này.
Với trẻ sơ sinh, yếu tố dự báo về tình trạng béo phì khi lớn lên là chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi thụ thai của mẹ. Người mẹ thừa cân có thể mang gene di truyền béo phì, các đặc điểm di truyền từ gia đình có thể ảnh hưởng đến nguy cơ này. Tăng cân quá mức trong thai kỳ còn có liên quan đến chứng to đầu thai nhi và phát triển bệnh . Trẻ sơ sinh to đầu có nguy cơ béo phì khi lớn lên cao hơn trẻ bình thường.
Bạn nên đến bác sĩ dinh dưỡng hoặc nội tiết để được tư vấn giảm cân phù hợp. Duy trì cân nặng tối ưu giúp thai phụ giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ, phòng tránh thừa cân, béo phì cho trẻ.

Duy trì cân nặng tối ưu đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và em bé. Ảnh được tạo bởi AI
Bạn nên ăn uống khoa học trong thai kỳ đồng thời áp dụng lối sống lành mạnh như dung nạp đủ vitamin D, hạn chế thực phẩm chiên và cafein. Ăn ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ với đầy đủ dưỡng chất phù hợp giúp và giảm nguy cơ kháng insulin. Thường xuyên vận động như đi bộ, bơi lội hoặc yoga trong thai kỳ có thể điều chỉnh cân nặng và hạn chế sản xuất insulin.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền
Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh nội tiết để bác sĩ giải đáp |