Mercedes-Benz thử nghiệm vô lăng hình chữ nhật

Mercedes-Benz thử nghiệm vô lăng hình chữ nhật

bởi

trong

Giống như các thương hiệu như Tesla, General Motors (GM), Geely, Toyota và Lexus, nhà sản xuất xe sang Đức cũng bắt đầu theo đuổi hệ thống lái điện tử (steer-by-wire), thay thế kết nối cơ học truyền thống giữa vô lăng và bánh xe bằng hệ thống dây cáp điện.

Mercedes-Benz thử nghiệm vô lăng hình chữ nhật

Thiết kế vô lăng Yoke hình chữ nhật của Mercedes giống vô lăng trên máy bay (Ảnh: Mercedes-Benz).

Chưa rõ mẫu xe nào sẽ được trang bị vô lăng Yoke đầu tiên, nhưng một chiếc EQS bản nâng cấp gần đây đã xuất hiện trên đường thử, dự kiến ra mắt vào năm tới, được cho là sẽ dùng vô lăng hình chữ nhật Yoke. Mẫu S-Class mới có thể cũng sẽ đi theo xu hướng này, cùng với thế hệ tiếp theo của các mẫu xe chạy bằng động cơ đốt trong.

Theo Mercedes, hệ thống lái điện tử mới mang tới trải nghiệm lái vượt trội, cảm giác phản hồi nhanh hơn trên đường trường và linh hoạt hơn trong nội đô. Hệ thống này cũng được thiết kế để giúp đỗ xe dễ dàng hơn, tài xế không cần phải xoay vô lăng nhiều lần.

Một lợi thế nữa là nó có thể thích ứng với nhiều loại xe và kết cấu khác nhau, cung cấp nhiều cài đặt hơn.

Mercedes cho biết thiết kế vô lăng Yoke (hình chữ nhật mở), thay vì hình tròn khép kín, giải phóng không gian cabin, giúp tài xế ra vào xe dễ dàng hơn, quan sát bảng đồng hồ kỹ thuật số tốt hơn.

Không có kết nối cơ học với bánh xe, vô lăng dạng Yoke thậm chí có thể được sử dụng để chơi game và phù hợp hơn với xe tự lái.

Tuy nhiên, việc Mercedes quyết định sử dụng loại vô lăng này đang gây tranh cãi. Mặc dù có thể mở rộng không gian, nhưng hình dạng mới của vô lăng lại khiến các nhiệm vụ cơ bản như rẽ ở tốc độ thấp hoặc đỗ xe trở nên khó khăn hơn, khiến người lái mất đi sự thoải mái và khả năng kiểm soát như với vô lăng truyền thống. Có vẻ như đây là giải pháp ưu tiên phong cách thời thượng và sự mới lạ hơn là tính thực tế và việc dễ lái.

Mercedes thử nghiệm vô lăng hình chữ nhật (Video: Yoke).

Hệ thống lái điện tử của Mercedes đã được thử nghiệm hơn một triệu km trên các băng thử nghiệm, với quãng đường tương tự được thực hiện trên bãi thử nghiệm và trong điều kiện giao thông đường bộ thông thường.

Để đảm bảo an toàn, hệ thống bao gồm kết cấu dự phòng, dữ liệu trên bo mạch và nguồn điện dự phòng, đảm bảo người lái luôn có thể lái xe. Ngoài ra, trong trường hợp không may xảy ra sự cố hoàn toàn, hệ thống vẫn có thể điều hướng được nhờ hệ thống đánh lái trục sau và can thiệp phanh có trên từng bánh xe.

Mercedes cũng không quên nhắc tới chiếc Patent Motorwagen 1886 do Carl Benz chế tạo, là chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới, được điều khiển bằng tay quay và vô lăng truyền thống đầu tiên xuất hiện trong mẫu Panhard 4HP năm 1894. Kể từ đó, công ty đã thử nghiệm các hệ thống lái thay thế trong các xe ý tưởng (concept), bao gồm cả tay cần điều khiển tương lai trên chiếc F200 Imagination 1996 và chiếc F-Cell Roadster từ năm 2009.

Hiện nay có một số mẫu xe trên thị trường sử dụng hệ thống lái điện tử là Tesla Cybertruck, GMC Hummer EV, Rolls-Royce Spectre, Lotus Eletre và Lexus RZ 405e. Trong đó, Lexus RZ 405e sẽ là mẫu xe đầu tiên giới thiệu công nghệ này đến châu Âu vào cuối năm nay.