Mua nhà 6 tỷ, bán 7,5 tỷ nhưng bốn năm không ai ‘chốt đơn’

Mua nhà 6 tỷ, bán 7,5 tỷ nhưng bốn năm không ai ‘chốt đơn’

bởi

trong
Mua nhà 6 tỷ, bán 7,5 tỷ nhưng bốn năm không ai ‘chốt đơn’

‘Rao bán từ 12 tỷ đồng, nhưng đến lúc hạ giá xuống 7,5 tỷ, bạn tôi vẫn không bán được nhà vì người trả cao nhất cũng chỉ 6 tỷ’.

“Năm 2020, bạn tôi mua căn nhà hơn bốn tỷ đồng. Sau đó, bạn lại đổ thêm hơn một tỷ đồng vào sửa chữa lại, tính ra tổng chi phí là khoảng 6 tỷ đồng. Rồi bạn đem căn nhà đi thế chấp ngân hàng. Người ta định giá bất động sản của bạn 7 tỷ và cho bạn vay hơn 6 tỷ đồng để làm ăn.

Năm ngoái, bạn than đuối sức trả nợ ngân hàng, nên nhờ tôi rao bán căn nhà để trả dứt nợ đã vay. Bạn quy đổi giá mua nhà lúc trước theo giá vàng nên giờ cũng muốn bán theo giá vàng, tức là gần 12 tỷ đồng. Thế nhưng, rao bán mãi vẫn chẳng có ai chốt. Người trả giá cao nhất cũng chỉ 8 tỷ đồng, nhưng bạn chê rẻ, không bán.

Theo thời gian, bạn buộc phải hạ dần giá bán để mong thoát hàng. Nhưng hạ mãi, tới giờ đã hơn một năm mà vẫn chưa có ai mua vì bạn nhất quyết không chịu bán dưới 7,5 tỷ đồng. Hiện tại, đa phần khách hỏi chỉ chịu trả giá hơn 5 tỷ đồng, người trả cao nhất cũng chỉ 6 tỷ. Thế nhưng, hiện bạn còn nợ ngân hàng tới 5,9 tỷ đồng nên nếu bán giá đó thì chẳng thà để ngân hàng siết nợ nhà.

Một người quen của tôi khuyên rằng ngân hàng định giá như vậy, không có nghĩa là sẽ siết như giá đã định. Bởi lúc đó còn các loại thủ tục liên quan nên giá sẽ thấp hơn mức định giá ban đầu. Nói chung, bạn tự bán nhà vẫn hơn là để ngân hàng siết nợ. Tới lúc này, hai vợ chồng bạn tiếc rẻ, quay ra trách nhau vì đã không chịu bán ngay từ thời giá 8 tỷ. Nói chung ‘ôm’ căn nhà, bạn chỉ thấy mệt thêm”.

Đó là chia sẻ của độc giả sau bài viết “”, bàn về câu chuyện làn sóng “ôm đất” theo sáp nhập tỉnh. Với nhiều người Việt, mua đất vẫn luôn là một lựa chọn đầu tư hàng đầu. Người ta mua đất không phải chỉ để ở, để kinh doanh, để tiêu dùng mà còn xem đó như một loại tài sản tích lũy cho đời sau. Theo một khảo sát mới đây, người đang không sở hữu nhà đất lại có nhu cầu mua chỉ đạt 46%. Người đang có một đến ba bất động sản lại có nhu cầu mua 66-87%. Trong đó, người có từ ba bất động sản trở lên có nhu cầu mua nhà đất cao nhất, lên đến 87%.

>>

Lý giải cho tâm lý bỏ tiền mua đất, bạn đọc phân tích: “Có nhiều người vay để mua nhà nhưng cũng không ít người mua bằng tiền nhàn rỗi. Anh tôi cũng mua căn nhà ở Thủ Đức khi mới lên thành phố cách đây bốn năm. Lúc mua, giá căn nhà chỉ 2 tỷ đồng, nhưng chưa đầy một năm sau đã lên 8 tỷ. Thấy được giá, anh bán luôn (được gán một miếng đất khác giá hai tỷ, cộng thêm 6 tỷ đồng tiền mặt).

Tôi không nhiều tiền nên chỉ mua được vài mảnh ở tỉnh để dành dưỡng già thôi, nhưng hầu như cũng không phải lo gì về giá. Thời nay, nếu chỉ sống bằng lương thì rất khó giàu. Còn buôn bán kinh doanh đâu phải ai cũng thắng. Biết đâu cầm tiền kinh doanh không thuận lợi, một năm sau lại đứt luôn vốn. Thế nên, nhiều người như tôi mới chọn đầu tư nhà đất cho an toàn”.

“Mua đất chỉ trừ khi lao theo phong trào, nhảy vào ‘đu đỉnh’ mới thua lỗ, chứ đầu tư lâu dài vẫn là một sự lựa chọn ổn nhất cho những người không có khiếu kinh doanh. Đó là cách bảo toàn vốn và có lời bền vững nhất (dù không nhiều). Miễn bạn đừng tham, dùng đòn bẩy tài chính thì sẽ không bị ‘sụp hố’. Cứ tiền tươi thóc thật, mua đất có pháp lý rõ ràng và không bị ‘ngáo giá’ thì tôi tin không bao giờ là sai lầm. Chạy theo phong trào đi mua đất nông nghiệp ở vùng heo hút vì nghe lời ‘cò’ thì chỉ có nhận quả đắng”, độc giả nói thêm.

Bàn về chuyện “có nên đầu tư nhà đất hay không?”, bạn đọc nhận định: “Người đầu tư đất sẽ chọn lợi nhuận dài hạn và an toàn tài sản, ít phải điều hành mỗi ngày. Còn người đầu tư kinh doanh sẽ chọn dòng tiền ngắn hạn, nhưng phải chấp nhận rủi ro cao hơn. Nói chung, cả hai lựa chọn đều đúng nếu bạn hiểu rõ năng lực, dòng tiền và mục tiêu của bản thân. Sẽ không có công thức làm giàu nào đúng cho tất cả, chỉ có người biết đi con đường phù hợp với mình, rồi kiên trì với nó mới có thể đạt được thành công”.

Thành Lê tổng hợp