Nga lên tiếng về lá chắn tên lửa Vòm Vàng của Mỹ

Nga lên tiếng về lá chắn tên lửa Vòm Vàng của Mỹ

bởi

trong
Nga lên tiếng về lá chắn tên lửa Vòm Vàng của Mỹ

Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Reuters).

Trong tuyên bố đưa ra hôm 21/5, Điện Kremlin nhấn mạnh rằng, các kế hoạch về lá chắn tên lửa Vòm Vàng của Tổng thống Donald Trump có thể buộc hai nước phải nối lại các cuộc tiếp xúc trong tương lai gần về kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Và khi được hỏi về thông báo của Tổng thống Trump về việc ông đã chọn một thiết kế cho lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ USD, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đó là “vấn đề riêng của Mỹ”.

Cái gọi là lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng, được lấy cảm hứng từ lá chắn phòng thủ “Iron Dome” (Vòm Sắt) trên bộ của Israel, là dự án đầy tham vọng nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ các nước mà Mỹ coi là các đối thủ địa chính trị lớn của mình.

Khi được hỏi liệu Nga có coi dự án này là mối đe dọa đối với sự ngang bằng với mối đe dọa hạt nhân của Mỹ hay không, ông Peskov cho biết không có thông tin chi tiết nào về dự án của Washington và vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến việc này.

“Trong tương lai gần, diễn biến của các sự kiện đòi hỏi hai bên phải nối lại các cuộc tiếp xúc về các vấn đề ổn định chiến lược”, ông Peskov cho biết.

Nga và Mỹ, cho đến nay là những cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, đều bày tỏ sự hối tiếc khi các hiệp ước kiểm soát vũ khí nhằm làm chậm cuộc chạy đua vũ trang và giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân bị tan vỡ.

Hiệp ước START III (New START) được ký năm 2010 giữa Mỹ và Nga để hạn chế số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của hai nước. Hiệp ước này có hiệu lực từ năm 2011 đến năm 2021. Nhưng năm 2021, Mỹ rút khỏi hiệp ước START III năm 2021, với lý do Nga không tuân thủ hiệp ước. Moscow sau đó cũng tuyên bố sẽ không còn tuân thủ hiệp ước này. 

Trước đó, Washington cũng đổ lỗi cho Moscow về sự sụp đổ của các thỏa thuận như Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972 và Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987.

Mỹ cũng chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019, viện dẫn các hành vi vi phạm của Nga nhưng Moscow đã phủ nhận. Washignton tiếp tục đã rút khỏi hiệp ước ABM vào năm 2002.

“Bây giờ, khi khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực này đã bị phá hủy và thời hạn hiệu lực đã hết… thì cơ sở này phải được tái tạo vì lợi ích của cả hai quốc gia chúng ta và vì lợi ích an ninh trên toàn hành tinh”, người phát ngôn Peskov cho biết.