Nhiễm liên cầu lợn sau ăn nem sống, tiết canh

Nhiễm liên cầu lợn sau ăn nem sống, tiết canh

bởi

trong

Hà NộiSau khi ăn tiết canh và nem làm từ thịt lợn sống, người đàn ông 62 tuổi sốt cao, đau đầu, bác sĩ phát hiện viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn.

Ngày 26/7, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết ban đầu người bệnh tiêm truyền dịch tại nhà, triệu chứng chỉ giảm tạm thời rồi sốt và đau đầu tái phát dai dẳng. Ông đến cơ sở y tế, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng kích thích, vật vã, sốt cao từng cơn, nôn, cứng gáy – các dấu hiệu điển hình của viêm màng não.

Ngày thứ hai nhập viện, bệnh nhân mất thính lực, da và niêm mạc xung huyết, kết quả cấy dịch não tủy cho thấy nhiễm Streptococcus suis – liên cầu lợn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có tổn thương herpes vùng môi, xuất hiện trong bối cảnh suy giảm miễn dịch do nhiễm trùng nặng.

Sau 12 ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt: Hết sốt, dịch não tủy trong trở lại, các chỉ số nhiễm trùng ổn định.

Một trường hợp khác là người đàn ông 54 tuổi, một tuần sau khi ăn lòng lợn, tiết canh thì sốt, rét run, đau đầu. Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện địa phương với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, sau đó tình trạng không cải thiện, biến chứng viêm phổi nên được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có viêm màng não do liên cầu lợn kèm tổn thương dây thần kinh thính giác, dẫn truyền âm thanh bị gián đoạn hoặc mất hoàn toàn.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, cho biết viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là hai biểu hiện lâm sàng điển hình khi con người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Trong đó, mất thính lực là biến chứng thường gặp nhất và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, tử vong. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực.





Nhiễm liên cầu lợn sau ăn nem sống, tiết canh

Món nem từ thịt lợn. Ảnh minh họa: Trung Nghĩa

ở người có thể diễn tiến rất nhanh. Trường hợp nhẹ có thể nhiễm khuẩn huyết – viêm phổi, nặng có thể có viêm màng não kèm theo mất thính lực; trường hợp rất nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuyệt đối không ăn tiết canh, nem chưa đủ ngày chưa đủ độ chua, thịt lợn chưa được nấu chín kỹ hoặc các sản phẩm chế biến không đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, tránh giết mổ, chế biến lợn ốm hoặc nghi mắc bệnh nếu không có bảo hộ lao động.

Khi có biểu hiện nghi ngờ như sốt cao, đau đầu, ù tai, buồn nôn… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Thúy Quỳnh