Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con ‘quay lưng’, làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con ‘quay lưng’, làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

bởi

trong
Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con ‘quay lưng’, làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Khi lấy chồng, tôi đã cân nhắc mong ước này khi đứng giữa hai người đàn ông cùng cầu hôn tôi.

Một người hứa anh sẽ “bù đắp cho em bằng tiền và nhiều tiền nhất trong khả năng của anh, chứ anh không có thời gian cùng em làm việc nhà”.

Một người hứa “anh sẽ cùng em làm mọi việc trong nhà. Em nấu cơm, anh lặt rau, rửa chén, lau nhà, em cho con ăn thì anh giặt đồ”.

Lập luận của người thứ hai đúng với tiêu chí lựa chọn của tôi. Vậy mà lựa chọn đó đã khiến tôi phải hối hận.

Tôi hối hận không phải vì người tôi lựa chọn không cho tôi nhiều tiền, mà tôi hối hận vì khi không có tiền để đảm bảo cuộc sống tôi đã phải bươn chải kiếm tiền. Nhất là khi người đàn ông vừa không làm ra tiền, lại vừa không thực hiện được lời mình đã hứa là cùng tôi làm mọi việc trong nhà.

Thế là bao nhiêu việc, từ trong nhà đến việc đi làm kiếm tiền hay đối nội đối ngoại đều một tay tôi lo toan.

Từ bao giờ tôi từ dịu dàng thành người cọc cằn?

Không biết từ khi nào, tôi – một người con gái vốn nhẹ nhàng, yêu những môn nữ công gia chánh – lại biến thành một người phụ nữ quyền lực nhất trong nhà, gia trưởng và cọc cằn.

Cơm áo gạo tiền, những lo toan của cuộc sống đã khiến tôi mệt mỏi, chân tay nhanh bằng miệng. Từ khi nào mà về đến nhà là tôi đã mệt nhoài, rồi sai chồng hét con làm việc nhà.

Từ khi nào chồng con tôi học được cách đối phó với tôi thay vì hoàn thành công việc theo đúng ý tôi. Thay vì các con lau nhà cho sạch, khi tôi vừa về đến nhà, đứa con nhỏ lật đật mang đôi dép đi trong nhà đặt vào chân tôi. Mãi sau này con kể lại ba bảo đưa dép cho mẹ đi để mẹ không thấy nhà dơ, sẽ không bắt ba con mình lau lại.

Quần áo đem cất vô tủ trước khi mẹ về để mẹ không quát con xếp đồ. Thế là một ngày, tủ đồ của con đổ ào hết ra sàn nhà vì đồ cứ nhét vào mà không xếp gọn.

Không phải biện minh cho việc quá quắt của mình, nhưng ai có thể đa năng đến mức vừa lăn lộn ở ngoài lo kinh tế chính vừa chu toàn việc nhà, chăm lo con cái, lại vừa như siêu nhân không hề biết mệt, không hề vì mệt quá mà cáu gắt.

Ai cho tôi dịu dàng?

Có người nói tôi đã sai bởi mong muốn cho gia đình được ra riêng trong no đủ chỉ là mong muốn của một mình tôi – chứ không phải mong muốn của chồng. 

Với chồng tôi, việc một đại gia đình gồm mấy gia đình nhỏ ở chung trong một căn nhà của ba mẹ chồng là bình thường, không có gì cần lăn tăn.

Khi nghe nói vậy, tôi đã nổi cáu vì cho rằng mong muốn của tôi là chính đáng. Nhưng bình tĩnh lại, tôi mới nhận ra điều đó đúng, đó chỉ là mong muốn của tôi, không phải là của chồng tôi.

Rồi tới khi cuộc sống đã đầy đủ hơn, tôi lại mệt nhoài với những vất vả mưu sinh. Nhận ra mình đã xấu đi, tôi quay lại tìm phiên bản dịu dàng ngày xưa của mình thì chồng tôi đã đi quá xa tôi với phiên bản vẫn thong dong như ngày xưa của anh ấy.

Ai cho tôi dịu dàng? Dù tìm lại được sự dịu dàng tôi vẫn không phải là tôi của ngày xưa. Nếu cứ mãi gồng mình mạnh mẽ, chính tôi là người mệt mỏi, rồi quỵ ngã bất cứ lúc nào. Làm sao tôi có thể tìm về với dịu dàng để chính tôi được bình an? Bởi chỉ khi tôi bình an thì các con tôi mới an vui.

Ai cho tôi dịu dàng? - Ảnh 2.Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Thất nghiệp, khi rớt trúng ở độ tuổi trung niên, không chỉ là cú sốc nghề nghiệp mà còn tiềm ẩn nguy cơ rạn nứt và tổn thương trong đời sống hôn nhân – gia đình.