Những bệnh lý gây rối loạn tiểu tiện

Những bệnh lý gây rối loạn tiểu tiện

bởi

trong

Rối loạn tiểu tiện có thể xảy ra khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, bệnh thần kinh như Parkinson, Alzheimer hoặc đột quỵ.

Rối loạn tiểu tiện có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau. Thông thường, người khỏe mạnh đi tiểu 4-6 lần và thải ra khoảng 1-2 lít nước tiểu mỗi ngày, tùy lượng nước nạp vào cơ thể, hoạt động thể chất, thời tiết nóng hoặc lạnh… Khi rối loạn tiểu tiện, người bệnh đi tiểu 8-10 lần một ngày. Nhiều người có thể đau bàng quang, tiểu không hết sau khi tống xuất nước tiểu, phải cố gắng rặn mỗi khi đi tiểu, tia nước yếu. Nhiều người lại gặp tình trạng tiểu mất kiểm soát, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu máu…

ThS.BS Nguyễn Ngọc Tân, khoa Tiết niệu – Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nguyên nhân gây rối loạn có thể do hệ bài tiết nước tiểu bị tổn thương hoặc một số bệnh lý dưới đây gây ra.

Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt gia tăng kích thước, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra rối loạn tiểu tiện. Tình trạng này lâu ngày dẫn tới viêm bàng quang mạn, suy thận hoặc tích tụ vi khuẩn trong bàng quang dẫn đến nhiễm khuẩn.

Tùy giai đoạn biểu hiện của bệnh và từng người bệnh cụ thể, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh nhẹ chưa bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe có thể điều chỉnh lối sống khoa học và lành mạnh. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc bệnh đã gây biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như cắt đốt nội soi phì đại lành tính tiền liệt tuyến qua ngả niệu đạo, phẫu thuật mở, sử dụng laser hay nút động mạch tiền liệt tuyến (PAE).

Viêm đường tiết niệu

Hệ tiết niệu giữ vai trò lọc máu và bài tiết nước tiểu, trao đổi chất cho cơ thể. Hệ tiết niệu hoạt động kém hoặc vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và viêm khiến bàng quang bị kích thích, dẫn tới hội chứng rối loạn tiểu tiện.

Người bệnh có thể đau rát khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, cảm giác tiểu không hết, nước tiểu nhiều bọt hoặc màu lạ, nặng mùi… Các triệu chứng này thường tái phát khi không được chữa trị triệt để. Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu không điều trị kịp thời và đủ liều kháng sinh, vi khuẩn có thể di chuyển vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, tử vong.

Sỏi tiết niệu

thường xuất hiện do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng, tích tụ ở dạng tinh thể và di chuyển đến các vị trí khác nhau trong đường dẫn niệu. Sỏi lớn có thể làm tắc nghẽn đường niệu, suy giảm chức năng thận, rối loạn tiểu. Người bị sỏi tiết niệu có thể cảm thấy buồn nôn, đau quặn thận, đau rát khi tiểu, tiểu nhiều lần…

Hiện có nhiều phương pháp điều trị tùy theo đặc điểm sỏi và tình trạng bệnh. Các bác sĩ thường ưu tiên các phương pháp điều trị ít tổn thương, mau hồi phục như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng, nội soi tán sỏi thận qua da… Tuy nhiên, nếu sỏi lớn (như sỏi san hô), bác sĩ phải mổ mở để lấy sỏi. Sau phẫu thuật, sỏi có thể tái phát nên người bệnh cần thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp kết hợp theo dõi sức khỏe định kỳ.





Những bệnh lý gây rối loạn tiểu tiện

Bác sĩ Tân tư vấn cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bệnh thần kinh

Rối loạn chức năng tiết niệu là biến chứng ít được biết đến nhưng không phải là hiếm gặp của các bệnh thần kinh như Parkinson, Alzheimer hoặc đột quỵ. Rối loạn chức năng tiết niệu có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng kiểm soát bàng quang. Các triệu chứng bao gồm buồn tiểu thường xuyên, khó giữ nước tiểu, một số trường hợp tiểu không tự chủ hoặc tiểu khó.

Mang thai

Thai phụ thường hơn người bình thường, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mang thai, phụ nữ bị tăng nồng độ hormone HCG dẫn tới các cơ của bàng quang và thành tử cung giãn nở, làm cho bàng quang bị chèn ép, kích thích. Thai phụ cũng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, dẫn tới rối loạn tiểu tiện, cần điều trị nếu không sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

khuyến cáo người bị rối loạn tiểu tiện kéo dài hoặc kèm triệu chứng bất thường, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày nên đi khám sớm. Để phòng ngừa bệnh, mọi người nên sống lành mạnh, ăn uống hợp lý như không uống nước vào buổi tối hay sử dụng các loại thức uống chứa cồn (rượu, bia) hoặc trà, cà phê vì khiến đi tiểu nhiều hơn. Hạn chế thực phẩm có tính axit (cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu…); thức uống có gas; món ăn cay, ngọt bởi chúng kích ứng bàng quang. Duy trì cân nặng hợp lý và bỏ thuốc lá do các chất độc hại có thể làm suy yếu các cơ bàng quang. Nam và nữ giới trưởng thành nên quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.

Hằng Trần

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận – tiết niệu để bác sĩ giải đáp