Những màn ‘chiến đấu’ khi bị chủ quán xua đuổi vì dừng xe trước cửa

Những màn ‘chiến đấu’ khi bị chủ quán xua đuổi vì dừng xe trước cửa

bởi

trong
Những màn ‘chiến đấu’ khi bị chủ quán xua đuổi vì dừng xe trước cửa

‘Vừa dừng xe máy bên lề đường để nghe điện thoại, tôi bị bà chủ quán gần đó lao ra mắng chửi, xua đuổi, không cho đứng trước cửa’.

“Những chuyện bị người kinh doanh mặt đường, vỉa hè xua đuổi tôi gặp không phải ít. Có hôm, tôi đang đi đường thì có điện thoại của cô giáo chủ nhiệm lớp con gọi tới. Nghĩ có chuyện gấp, tôi liền tấp xe vào lề đường để nghe máy cỡ hai, ba phút. Vậy mà, người phụ nữ chủ nhà bên đường, khoảng 70 tuổi, vừa thấy tôi đậu xe trước cửa là ra đuổi luôn.

Lúc đó, tôi đi xe máy và đường này là khu chợ cóc. Bà chủ nhà bán bánh ngọt nhưng khi tôi đậu xe cửa hàng không hề có khách mua, chỗ tôi đậu xe cũng là lề đường, cách cả cái vỉa hè nữa mới đến cửa nhà bà chứ không phải tôi đậu xe sát cửa nhà làm ảnh hưởng đến việc buôn bán của họ.

Rõ ràng, tôi dừng xe nghe điện thoại không sai luật và chẳng làm ảnh hưởng đến khách của bà, vậy cớ gì tôi lại bị đuổi đi như ‘đuổi tà’. Tiếng chửi bới của bà ta khiến tôi phát ngại với cô giáo của con. Sau khi cúp máy, tôi mới đáp trả lại người chủ nhà một trận cho ra nhẽ. Cuối cùng, đuối lý nên bà ta phải bỏ vào trong nhà.

Một lần khác tôi đi chợ, dựng cái xe máy ở chân tường của sân chơi chung trong khu nhà tập thể để mua mớ rau. Ấy thế mà bà bán phở và bà bán hoa quả gần đó thi nhau đuổi. Người bảo chỗ đó là chỗ khách ăn nhà bà đậu xe, người lại nói xe tôi để vướng chỗ họ bán hàng.

Nhưng tôi cũng không chịu trận, dọa ngược lại họ: ‘Có muốn tôi gọi công an phường xuống dẹp cả cái chợ cóc này đi luôn không? Lấn chiếm vỉa hè, lề đường mà còn làm như đó là sân nhà mình vậy’. Sau đó họ không còn dám làm loạn nữa”.

Đó là chia sẻ của độc giả sau bài viết . Sau vụ việc người phụ nữ bán trà đá trên vỉa hè trước bến xe Mỹ Đình đuổi cô gái đang chờ xe, cho rằng ảnh hưởng đến khu vực bán hàng, nhiều bạn đọc chia sẻ cũng từng gặp phải trường hợp tương tự. Một số người chọn cách cam chịu, tuy nhiên số khác cho rằng cần lên tiếng đấu tranh, thậm chí trình báo lên cơ quan chức năng để chấm dứt tình trạng cát cứ vỉa hè làm của riêng.

>>

Đồng quan điểm, bạn đọc chũng chọn cách lên tiếng đấu tranh với nạn lấn chiếm vỉa hè: “Chúng ta đang sống trong một xã hội có pháp luật mà. Tại sao nhiều người khi gặp những kẻ đầu gấu, lưu manh lại sợ hãi chúng quá vậy khi đằng sau lưng chúng ta là lực lượng uy áp gấp ngàn vạn lần bọn chúng?

Số điện thoại của tôi chắc có lẽ cũng nằm trong top những số hay gọi tới tổng đài 113, 115. Thường ngày, gặp những chuyện bất bình, tôi chưa bao giờ ngần ngại gọi báo 113. Có lần thấy đám côn đồ cầm gậy gộc, giáo mác đánh võng ngoài đường, tôi bám theo và gọi 113 đến dẹp hết bọn chúng. Lần khác, nhà hàng xóm bị côn đồ nửa đêm tới quấy phá, tôi cũng gọi báo công an và 15 phút sau đã trả lại yên tĩnh cho cả xóm. Có trường hợp hai tài xế đánh nhau trên đường sau va chạm giao thông, tôi không can được nên cũng báo lên phường cho cả hai ‘hạ nhiệt’.

Tôi thuê nhà giữa chợ, cửa nhà tôi thường xuyên bị người buôn bán lấn chiếm bày hàng, khiến ra vào rất khó. Tôi nói nhẹ không được, liền làm căng lên, liên tục gọi báo công an phường khiến cả chợ được ba hôm phải ngoan ngoãn dẹp hết vào bên trong. Và từ đấy, người hay lấn chiếm nhà tôi cũng không dám bày đồ lấn sang để gây vạ lây cho cả chợ nữa.

Tất nhiên, nếu tôi ở thế yếu hơn thì cũng không cần phải ra mặt đối đầu trực tiếp, mà cứ ở nơi an toàn rồi báo cơ quan chức năng. Báo một lần không được thì hai lần, ba lần, cho tới khi nào được xử lý thì thôi. Tới lúc đó để xem lưu manh, côn đồ có cúi gằm mặt xuống hết không?”.

Lê Phạm tổng hợp