Những thứ không nên vứt vào thùng rác

Những thứ không nên vứt vào thùng rác

bởi

trong

Nhiều vật dụng gia đình tưởng chừng vô hại nhưng nếu vứt bỏ không đúng cách có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia vệ sinh, một số loại rác thải chứa hóa chất độc hại, dễ cháy nổ hoặc gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách.

Dưới đây là những vật dụng phổ biến trong gia đình mà bạn nên cân nhắc trước khi bỏ vào thùng rác.

Pin

Pin đã qua sử dụng có thể phát nổ hoặc rò rỉ hóa chất gây cháy nếu vứt vào rác sinh hoạt. “Pin cần được thu gom riêng tại các điểm tiếp nhận chuyên biệt”, Alessandro Gazzo, chuyên gia vệ sinh của công ty dịch vụ vệ sinh Emily’s Maids (Texas, Mỹ) cho biết.

Chất tẩy rửa gia dụng

Các sản phẩm như thuốc thông cống, thuốc tẩy, dung dịch gốc amoniac hoặc bình xịt tẩy rửa đều chứa hóa chất độc hại, có thể gây ăn mòn hoặc tạo khói độc khi trộn lẫn.

Robin Murphy, chủ tịch công ty vệ sinh Maid Brigade (Mỹ) khuyến cáo nên có những điểm thu gom loại rác chuyên biệt này để xử lý đúng cách.

Thuốc trừ sâu

Theo bà Murphy, nếu xử lý không đúng cách, thuốc trừ sâu có thể ngấm vào nguồn nước ngầm hoặc gây hại cho các loài côn trùng và động vật có ích.

Đây là một trong những loại rác thải nguy hại cần được phân loại và xử lý chuyên biệt.





Những thứ không nên vứt vào thùng rác

Ảnh minh họa: Spruce

Bóng đèn huỳnh quang

Loại bóng đèn này chứa thủy ngân, một kim loại nặng có thể gây ô nhiễm đất và nước. Thay vì bỏ vào thùng rác, nên mang đến các cửa hàng đồ điện hoặc trung tâm thu gom để xử lý đúng quy trình.

Sơn và dung môi

Sơn thừa và các dung môi như dầu bóng, chất pha loãng thường chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp và dễ cháy.

Chuyên gia khuyến khích giữ lại lượng nhỏ sơn để dùng sau hoặc mang đến cơ sở xử lý chất thải độc hại.

Túi nhựa đựng hàng

Túi nhựa mỏng tuy tiện lợi nhưng lại khó phân hủy và thường làm tắc nghẽn máy tái chế. Nên gom lại và mang đến các siêu thị có điểm thu hồi túi nhựa để tái chế đúng cách.

Thiết bị điện tử cũ

Máy tính, lò vi sóng, điện thoại… chứa kim loại nặng và các linh kiện điện tử không thể phân hủy sinh học. Vứt bỏ tùy tiện sẽ gây hại nghiêm trọng cho môi trường.

Thức ăn thừa

Thức ăn thừa nếu chôn lấp sẽ tạo ra khí methane, một loại khí nhà kính mạnh. Chuyên gia khuyên nên ủ phân hữu cơ từ thức ăn để tái chế thành phân bón tự nhiên, giảm lượng rác thải sinh hoạt và góp phần bảo vệ khí hậu.

Vật liệu tái chế cơ bản

Các vật liệu như giấy, bìa carton, chai nhựa, lọ thủy tinh, lon nhôm… đều có thể tái chế. Việc phân loại đúng giúp giảm thiểu khối lượng rác, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng cho quá trình sản xuất mới.

Nhật Minh (Theo The Spruce)