Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4

bởi

trong
Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4

Chân dung bệnh binh Lê Anh Vũ quê Tuyên Quang với mức thương tật 81% – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sau hơn nửa thế kỷ, có những mảnh bom, mảnh đạn vẫn còn găm dưới mái đầu tóc đã bạc trắng.

Nhiều thương bệnh binh tại trung tâm bị tâm thần mãn tính, không tự chăm sóc được bản thân, khó làm chủ được cảm xúc và hành vi. 

Giờ đây ký ức và thời gian của họ dường như dừng lại trong cuộc chiến, của vết thương chiến tranh. Sau ngày thống nhất, mọi thứ trở nên mơ hồ vô định.

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) hiện đang chăm sóc cho 71 thương bệnh binh và 35 thân nhân của người có công. Với các mức thương tật từ 81-95%. Sinh hoạt của một số thương bệnh binh phần lớn do nhân viên của trung tâm đảm nhiệm, từ ăn uống, sinh hoạt cá nhân.

“Dù nhiều bác mất khả năng ngôn ngữ và tư duy, nhưng khi xem lại những thước phim về cuộc chiến, họ vẫn rưng rưng và chăm chú ngắm nhìn, có lúc bất chợt tỉnh táo, các bác các chú đều kể về cuộc chiến và quyết tâm thống nhất quê hương. 

Chúng tôi chăm sóc các bác, các chú như chăm cho chính người thân trong gia đình mình” – điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà, phụ trách Phòng y tế phục hồi, xúc động chia sẻ.

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 2.

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng (Hà Nam) trực thuộc Cục Người có công, Bộ Nội vụ được thành lập từ tháng 3-1976. Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho thương bệnh binh nặng (mất sức lao động từ 81% trở lên) được điều chuyển về từ các chiến trường. Những năm gần đây trung tâm còn có nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc một số đối tượng là thân nhân người có công (vợ con liệt sĩ, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học), hưu trí, mất sức, viên chức và đối tượng tâm thần khác có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 3.

Nhân viên của trung tâm chuẩn bị thuốc cho các thương bệnh binh. Việc uống thuốc diễn ra trước bữa ăn trưa khoảng 30 phút – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 4.

Khoảng 10h sáng, các thương bệnh binh bắt đầu uống thuốc, mỗi lọ thuốc được ghi tên từng người phù hợp với tình trang bệnh lý – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 5.

Thương binh Nguyễn Bá Ngọc cầm trên tay huy hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông Ngọc nhập ngũ năm 1971 thuộc tiểu đoàn 9, trung đoàn 149, sư đoàn 316. Vào ngày 16-3-1975, khi tấn công vào sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), ông Ngọc đã bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu, bị chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động. Năm 1979, ông Ngọc lập gia đình và có ba người con, ngoài thời gian được chăm sóc tại trung tâm, ông Ngọc được về phép sinh hoạt cùng gia đình tại thành phố Phủ Lý (Hà Nam) – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 6.

Bức ảnh nổi tiếng “Mẹ con ngày đoàn tụ” của nhiếp ảnh gia Lâm Hồng Long với khoảnh khắc xúc động của chiến sĩ tình báo Lê Văn Thức đang ôm người mẹ của mình là bà Trần Thị Bính sau ngày 30-4 được treo trang trọng trong phòng sinh hoạt chung tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng. Với căn bệnh tâm thần mãn tính, nhiều thương bệnh binh không thể lập gia đình – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 7.

Thương binh Hoàng Đình Hải (quê Hà Nội) ôm đầu khi cơn đau bất chợt ập đến – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 8.

Với chứng bệnh tâm thần mãn tính, nhiều thương bệnh binh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ luôn chập chờn – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 9.

Bệnh binh Vũ Anh Tuấn và bệnh binh Vũ Đức Luyện trong giờ nghỉ ngơi. Thường vào mỗi buổi chiều, các thương bệnh binh sẽ được uống trà và hút thuốc (với số lượng hạn chế) – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 11.

Nhiều thương bệnh binh nặng, việc ăn uống phải có sự trợ giúp của các điều dưỡng tại trung tâm – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 12.

Bệnh binh Trần Đức Long (quê Bắc Kạn) đang được điều dưỡng Đào Ngọc Quang tắm gội. Mỗi ngày các thương bệnh binh sẽ được tắm một lần vào buổi sáng – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 13.

Chân dung bệnh binh Lê Văn Tân (quê Nam Định) với mức thương tật 81% – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 14.

Bệnh binh Phạm Văn Bản đang được điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà, phụ trách phòng y tế phục hồi kiểm tra sức khoẻ – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 14.

Bệnh binh Đinh Đức Việt đang tập luyện vận động vào mỗi buổi chiều – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 15.

Các thương bệnh binh chăm chú theo dõi thước phim tư liệu về chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trong ngày 30-4 lịch sử. Sau những năm tháng được điều trị tại trung tâm, bệnh lý của các thương bệnh binh phần lớn chuyển biến tích cực và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH