‘Nối’ mạch máu não chặn nguy cơ đột quỵ

‘Nối’ mạch máu não chặn nguy cơ đột quỵ

bởi

trong

TP HCMChị Minh, 42 tuổi, mắc hội chứng Moyamoya, não chỉ được nuôi sống bằng các mao mạch nhỏ nên nguy cơ đột quỵ, được bác sĩ phẫu thuật bắc cầu mạch máu trong – ngoài sọ.

Chị Minh thường xuyên đau đầu, chóng mặt, tê yếu tay chân thoáng qua, mất thăng bằng, được chẩn đoán rối loạn tiền đình, thiếu máu não nhẹ và điều trị bằng thuốc nhưng không bớt. Gần đây, chị bị nhồi máu não, cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm, chụp mạch máu chuyên sâu bằng MRI, DSA cho thấy chị Minh mắc hội chứng Moyamoya thể hai bên kèm bất sản động mạch cảnh trong.

ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, cho biết trên phim chụp, hệ mạch cảnh chính gần như biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện của hệ tuần hoàn bàng hệ dưới dạng mạng lưới mao mạch nhỏ li ti, giăng như “làn khói” quanh nền não – đặc trưng của bệnh Moyamoya. Bình thường, theo cấu trúc giải phẫu, não được nuôi dưỡng bởi 4 nhánh mạch chính gồm hai động mạch cảnh trong và hai động mạch đốt sống, trong đó động mạch cảnh trong đóng vai trò chủ lực dẫn máu từ tim lên đại não.

Bác sĩ Tấn Sĩ đánh giá trường hợp của chị Minh đặc biệt khi các động mạch cảnh trong bị thiểu sản bẩm sinh hoặc hẹp tắc nặng từ sớm, kèm theo động mạch não giữa không phát triển đầy đủ. Não bộ đã kích hoạt cơ chế bù trừ tự nhiên bằng cách hình thành mạng lưới tuần hoàn bàng hệ – những mao mạch nhỏ li ti. Tuy nhiên, các mao mạch này quá nhỏ, yếu và không đủ khả năng nuôi dưỡng não, khiến người bệnh thường xuyên thiếu máu não, gây đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, dễ té ngã và đột quỵ. Tình trạng này còn được gọi là “não sống bằng mao mạch”, tức toàn bộ sự sống của nhu mô não phụ thuộc vào mạng lưới mao mạch thay thế. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể cấp hoặc xuất huyết não bất cứ lúc nào.

Êkíp thực hiện hai ca phẫu thuật bắc cầu mạch máu trong – ngoài sọ cách nhau một tháng để đảm bảo an toàn cho chị Minh. Mục tiêu là tạo cầu nối giữa động mạch thái dương nông ngoài sọ và động mạch não giữa trong sọ, dẫn máu từ hệ mạch ngoài vào sâu trong não, bù đắp lưu lượng máu thiếu hụt.

Lần mổ đầu tiên ở bán cầu não trái, bác sĩ bóc tách động mạch thái dương nông (thuộc hệ mạch cảnh ngoài) và một nhánh động mạch não giữa (thuộc hệ cảnh trong), tránh tổn thương các mạch và bó thần kinh. Quá trình phẫu thuật được hỗ trợ bởi kính vi phẫu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) có chức năng chụp huỳnh quang 3D, giúp xác định chính xác vị trí các mạch máu, theo dõi lưu lượng máu thời gian thực.





‘Nối’ mạch máu não chặn nguy cơ đột quỵ

Bác sĩ sử dụng kính vi phẫu AI Kinevo 900 để phẫu thuật bắt cầu mạch máu não cho chị Minh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Tấn Sĩ, trước đây nối mạch máu não phụ thuộc chủ yếu vào cảm quan và kinh nghiệm của phẫu thuật viên khiến việc đánh giá hiệu quả tái thông mạch chưa kịp thời, tiềm ẩn rủi ro. Hiện với các thiết bị hiện đại, bác sĩ có thể đánh giá trực tiếp hiệu quả tái thông, phát hiện sớm hiện tượng tắc mạch, thiếu máu hay tụt dòng ngay trong mổ, từ đó xử trí kịp thời, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ sau phẫu thuật.

Sau khi hai mạch được nối thông trong ca mổ đầu tiên, máu từ ngoài sọ được dẫn vào sâu trong não, giúp bù đắp lưu lượng máu thiếu hụt do hệ mạch cảnh trong thiểu sản. Sau ca mổ đầu, chị Minh hồi phục nhanh, triệu chứng đau đầu, chóng mặt giảm rõ rệt. Kết quả chụp MRI cho thấy lưu lượng máu ở bán cầu trái cải thiện đáng kể, không còn dấu hiệu thiếu máu.

Người bệnh được phẫu thuật nối mạch máu não bên phải sau ca mổ thứ nhất khoảng một tháng, hoàn tất tái tưới máu cho cả hai bán cầu não, giảm trong tương lai. Ba ngày sau, chị được xuất viện, tiếp tục dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, theo dõi bằng MRI tưới máu não định kỳ để đánh giá hiệu quả tái tưới máu.





Màn hình hiển thị dòng chảy mạch máu giúp bác sĩ quan sát và đánh giá tức thì ngay trong quá trình nối mạch. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Màn hình hiển thị dòng chảy mạch máu giúp bác sĩ quan sát và đánh giá tức thì ngay trong quá trình nối mạch. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

có thể di truyền hoặc bẩm sinh, gặp nhiều ở người trẻ tuổi hơn, nhất là nữ giới. Theo bác sĩ Tấn Sĩ, triệu chứng bệnh thường mơ hồ hoặc thoáng qua như đau đầu kéo dài, tê yếu nửa người, chóng mặt, rối loạn thị giác, nói ngọng… nên dễ bị bỏ sót nếu chỉ khám lâm sàng. Để chẩn đoán chính xác cần thực hiện các kỹ thuật hình ảnh mạch máu chuyên sâu như MRI, DSA, đo tưới máu não và điện não đồ (EEG). Phát hiện sớm bệnh giúp can thiệp đúng thời điểm, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ và các di chứng thần kinh nghiêm trọng.

Phương Phạm

* Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh để bác sĩ giải đáp