
Thực phẩm giả, thuốc giả… là những thứ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe giống nòi, có đáng được thay thế án phạt tử hình bằng tù chung thân?
“Mức án tử hình là hình thức xử phạt cao nhất để răn đe cho tất cả các loại tội phạm nguy hiểm. Đây là khung hình phạt khiến cho mọi tội phạm phải khiếp sợ mà chùn bước trước khi gây án. Thế nên, nếu bỏ mức xử phạt tử hình thì tội phạm sẽ nhờn luật, không biết sợ và sẽ rất nguy hiểm thêm cho xã hội. Tôi cho rằng, không nên bỏ án tử hình với hành vi sản xuất thuốc giả mà nên tăng nặng với các mức độ vi phạm để răn đe, vì một xã hội bình an và không tội phạm”.
Đó là quan điểm của độc giả về , thay bằng “tù chung thân không xét giảm án” với 8/18 tội danh, gồm: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); Phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh (Điều 194); Vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421); Gián điệp (Điều 110); Tham ô tài sản (Điều 353); Nhận hối lộ (Điều 354).
Không đồng tình với quan điểm bỏ án tử hình để bảo đảm tính nhân văn, bạn đọc nhận định: “Thực phẩm giả, thuốc giả… là những thứ ảnh hưởng tới giống nòi, nhiều đời, với số lượng tác động lớn, trải rộng. Nên chế tài dành cho các loại hình tội phạm này phải rất nghiêm khắc, thậm chí phải là mức án nặng nhất là tử hình chứ không chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính hay án tù”.
“Có những tội không thể nào tha thứ được, nhất là những kẻ sản xuất hàng giả, các sản phẩm phục vụ cho sức khỏe con người. Bọn bất lương sẽ không ngần ngại khi án phạt không đủ sức răn đe. Chỉ có con người sử dụng những thứ độc hại sẽ mất tiền và có khi cả tính mạng. Đề nghị tăng nặng chứ không giảm nhẹ với loại hình tội phạm này”, độc giả nói thêm.
>>
Trong khi đó, với quan điểm trái ngược, bạn đọc phân tích vì sao cần bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh: “Bất kỳ tội danh nào nêu trên cũng đều gây bức xúc, phẫn nộ dư luận. Thế nhưng, đất nước chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Thế nên, luật pháp cũng theo xu hướng quốc tế, giảm án phạt tử hình. Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân và bịt lỗ hổng phạm tội lại chứ không phải tìm cách phạt nặng nhất có thể”.
Xử phạt thế nào để răn đe người phạm tội nếu bỏ hình phạt tử hình, độc giả bình luận: “Nếu bỏ án phạt tử hình, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp bắt buộc người phạm tội phải khắc phục hậu quả. Cụ thể, mức khắc phục phải trên 100% , có thể lên tới 150%…”.
- ‘Thần dược’ từ nhụy hoa nghệ tây đến tinh dầu thông đỏ
- KOL ‘ngáo quyền lực’
- Ảo tưởng quyền lực của người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
- Bị đa cấp ‘tẩy não’, mẹ tôi đi vay nóng mua hồng sâm 5 triệu đồng
- Đa cấp lừa mẹ tôi mua hộp hồng sâm giá 5 triệu đồng