Phường Chợ Lớn: Dấu ấn chùa cổ trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu giữa lòng TP.HCM

Phường Chợ Lớn: Dấu ấn chùa cổ trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu giữa lòng TP.HCM

bởi

trong

Từ những hội quán, chùa cổ trăm tuổi đến lễ hội Tết Nguyên tiêu rộn ràng sắc màu, phường Chợ Lớn là điểm giao thoa văn hóa, tín ngưỡng và thương mại đặc sắc ở TP.HCM.

Phường Chợ Lớn hình thành trên cơ sở sáp nhập từ 4 phường: 11, 12, 13, 14 của Q.5 cũ, diện tích khoảng 1,6 km2 với 85.000 người dân, địa giới được bao bọc bởi các đường: Nguyễn Chí Thanh, Ngô Quyền, Võ Văn Kiệt, Ngô Nhân Tịnh, Trang Tử và Nguyễn Thị Nhỏ.

Phường Chợ Lớn: Dấu ấn chùa cổ trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu giữa lòng TP.HCM

Hội quán Tuệ Thành hay còn gọi là chùa Bà Thiên Hậu nằm tại đường Nguyễn Trãi. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18 bởi một nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu) di dân sang Việt Nam. Hội quán được dùng làm nơi hội họp, quản lý di dân, giúp đỡ đồng hương, đồng thời cũng là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu để tỏ lòng biết ơn

Ảnh: Phạm Hữu

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 2.

Hội quán Nhị Phủ – miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn là một trong những ngôi miếu cổ xưa do nhóm người Hoa ở hai phủ Tuyền Châu và Dương Châu (tỉnh Phúc Kiến) xây dựng. Miếu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 để thờ cúng và làm nơi gặp gỡ giao lưu giữa những người đồng hương. Hội quán Nhị Phủ được công nhận là Di tích cấp Quốc gia năm 1998

Ảnh: Phạm Hữu

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 3.

Hội quán Nghĩa An hay chùa Ông, nơi thờ Quan Thánh Đế Quân do cộng đồng người Hoa Triều Châu di dân sang Việt Nam thành lập. Hội quán mang nhiều giá trị về nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật chạm đá và chạm gỗ nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Qua hai thế kỷ tồn tại, hội quán là nơi bảo tồn những truyền thống văn hoá, tín ngưỡng và cả những hiện vật quý giá của cộng đồng người Triều Châu tại TP.HCM

Ảnh: Phạm Hữu

Phường Chợ Lớn có các con đường lớn, mật độ đi lại đông như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Châu Văn Liêm, Hải Thượng Lãn Ông… Trên các con đường này dễ dàng bắt gặp những công trình kiến trúc hơn trăm năm tuổi cổ kính mang đậm dấu ấn của người Hoa. Nổi bật nhất là các hội quán, chùa cổ do cộng đồng người Hoa xây dựng từ thế kỷ 18 – 19 để thờ cúng tổ tiên, bảo hộ nghề nghiệp và cầu bình an.

Trong đó, hội quán Ôn Lăng (số 12, đường Lão Tử) còn được gọi là chùa Quan Âm được xem là một trong những địa điểm tín ngưỡng lâu đời, nổi bật với nghệ thuật điêu khắc gỗ, chạm trổ rồng phượng công phu. Không xa đó là hội quán Nhị Phủ – miếu Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn (số 264, đường Hải Thượng Lãn Ông) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII để thờ cúng và làm nơi gặp gỡ giao lưu giữa những người đồng hương. Vị thần thờ chính là Ông Bổn tức Phúc Đức Chính Thần, vị thần bảo hộ đất đai và con người theo tín ngưỡng của người Hoa.

Còn hội quán Nghĩa An (số 676, đường Nguyễn Trãi) nổi tiếng với các nghi thức cúng bái và lễ hội miếu Ông hàng năm, thu hút đông đảo người dân và du khách. Chùa Ông hay miếu Quan Đế, nơi thờ Quan Thánh Đế Quân do cộng đồng người Hoa Triều Châu di dân sang Việt Nam thành lập. Trong khi đó, chùa Bà Thiên Hậu (số 710, đường Nguyễn Trãi) là điểm hành hương quen thuộc của cộng đồng người Hoa khắp miền Nam, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên tiêu và vía Bà Thiên Hậu.

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 4.

Hội quán Ôn Lăng hay còn được gọi là chùa Quan Âm được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 18. Nơi vừa là trụ sở của người Hoa quê ở phủ Tuyền Châu (tỉnh Phúc Kiến) vừa là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần thường cứ giúp người đi biển. Hội quán là một di tích bao hàm nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá, nổi bật nhất là giá trị về kiến trúc nghệ thuật ảnh hưởng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa, đặc biệt là các tạo hình và trang trí mái ngói lợp ống mang đậm phong cách của người Phúc Kiến.

Ảnh: Phạm Hữu

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 5.

Hội quán Phước An do những người Hoa Minh Hương có nguyên quán ở bảy phủ thuộc các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang đến sinh sống ở vùng Chợ Lớn xây dựng. Hội quán được xây dựng trên nền tảng ngôi miếu cổ An Hoà từ năm 1865 và được trùng tu vào năm 1902

Ảnh: Phạm Hữu

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 6.

Ngoài các ngôi chùa cổ, ở phường Chợ Lớn còn có nhà thờ Cha Tam 125 năm tuổi. Nhà thờ có tên chính thức là nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê và có kiến trúc với cổng tam quan đặc trưng của đình chùa Á Đông, mái ngói âm dương xanh đồng, đầu đao uốn cong và tượng cá chép 2 bên thánh giá. Trên cổng có ghi tên nhà thờ bằng chữ Hán, điều ít xuất hiện ở các nhà thờ Công giáo truyền thống

Ảnh: Phạm Hữu

Không chỉ là trung tâm văn hóa – tín ngưỡng của người Hoa, phường Chợ Lớn còn có Bệnh viện Chợ Rẫy, một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất phía Nam. Hằng ngày, hàng ngàn bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành đổ về điều trị.

Dạo quanh phường Chợ Lớn, không thể không nhắc đến những con đường đậm chất thương mại, từ các cửa hàng đông dược trên đường Hải Thượng Lãn Ông, các tiệm vải, quần áo đến những dãy cửa hàng vàng bạc, nữ trang nằm rải rác ở phường Chợ Lớn. 

Với những giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, phường Chợ Lớn không chỉ là nơi mưu sinh của hàng vạn người dân mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai muốn khám phá một TP.HCM đa sắc màu, giàu chiều sâu văn hóa.

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 7.

Bên cạnh các chùa cổ, ở phường Chợ Lớn còn có nhiều bệnh viện lâu đời, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy. Năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập tại Sài Gòn với tên gọi là Hôpital Municipal de ChoLon. Đây là một trong những cơ sở y tế đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Việt Nam

Ảnh: Phạm Hữu

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 8.

Tết Nguyên tiêu, còn gọi là rằm tháng giêng hoặc Tết Thượng nguyên, là một lễ hội truyền thống của Việt Nam và các nước Đông Á, diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Mỗi năm, ở khu vực phường Chợ Lớn thường xuyên diễn ra lễ diễu hành mừng Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa. lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế

Ảnh: Phạm Hữu

Phường Chợ Lớn có loạt chùa cổ hơn trăm tuổi, lễ hội Tết Nguyên tiêu - Ảnh 9.

Phố lồng đèn Lương Nhữ Học nổi tiếng lâu đời và được nhiều người biết đến khi đến Q.5 cũ. Đây là một khu phố sầm uất, nổi tiếng với truyền thống làm lồng đèn thủ công của cộng đồng người Hoa, đặc biệt vào mỗi dịp Tết Trung thu, con phố này không chỉ là nơi sản xuất và buôn bán lồng đèn, mà còn là một điểm đến văn hóa, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh

Ảnh: Phạm Hữu