Quán bún bò ế ẩm sau hai tuần treo biển ‘không nhận chuyển khoản’

Quán bún bò ế ẩm sau hai tuần treo biển ‘không nhận chuyển khoản’

bởi

trong
Quán bún bò ế ẩm sau hai tuần treo biển ‘không nhận chuyển khoản’

Chị chủ bảo ngày trước bán 40-50 tô là bình thường, bây giờ chỉ còn khoảng một phần ba.

Sáng đầu tuần, tôi ghé lại quán bún bò quen và ngỡ ngàng vì quán vắng hoe, chỉ có hai ba người ngồi ăn rải rác.

Quán này ngày trước đông người đến ăn sáng, ngày nào cũng gặp lại những gương mặt cũ. Chị chủ bảo không nhận chuyển khoản vì sợ bị “soi”, mà hai tuần nay quán ế quá, “chắc phải hỏi lại số tài khoản của thằng con rồi dán lên lại”.

Nguyên nhân bỗng dưng ế là vì khách quen thì bỏ đi, chỉ còn khách vãng lai ghé. Điều đáng nói là, khi bán qua ứng dụng giao đồ ăn, nhiều quán vẫn buộc phải chấp nhận thanh toán không tiền mặt, có khi bị trừ cả phí hoa hồng.

Tức là khi bán online, chủ quán vẫn chấp nhận chuyện không thể nào đòi tiền mặt. Nhưng khi bán trực tiếp lại từ chối chuyển khoản. Tôi không nghĩ nếu quán bán nhỏ, thu nhập không quá mức gì đó thì chắc cũng không bị đánh thuế cao. Mà lỡ có bị kiểm tra thì mình khai thật, làm ăn đàng hoàng, sợ gì?

Nhiều người cứ tự tin là quán mà bán ngon thì khách sẽ chấp nhận. Nhưng họ cũng quen đặt câu hỏi rằng tại sao khách hàng phải đánh đổi sự tiện lợi của mình, khi họ là người trả tiền?

Người ta đến ăn là để được phục vụ, không phải để thỏa hiệp với yêu cầu của chủ quán. Hãy cho khách lựa chọn chứ đừng nên áp đặt.

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra khắp nơi, từ vỉa hè đến chợ truyền thống, thì việc từ chối chuyển khoản không chỉ là đi ngược lại xu hướng, mà còn là tự gạt mình khỏi lựa chọn của khách hàng. Người ta đến ăn là để được phục vụ, không phải để thỏa hiệp với sự bất tiện.

Thời buổi kinh doanh đừng tự tin là mình nấu ngon mà “áp đặt” khách. Cũng như nhiều người trẻ bây giờ có thể cả tháng họ không ăn uống trùng một quán dù nấu ngon.

Tôi vẫn thấy các đồng nghiệp trẻ ở công ty vẫn mày mò, tìm quán mới để đi ăn thử, chứ không còn trung thành như nhiều người có tuổi nữa. Thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, và sự cứng nhắc sẽ khiến người bán tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Xuân Hòa