TP HCMKhối sa tử cung của bà Minh, 68 tuổi, tiếp tục sa ra ngoài sau hai năm phẫu thuật đặt lưới treo, gây viêm.
Bà Minh 6 lần sinh con, mãn kinh 15 năm, phẫu thuật nội soi cố định tử cung vào dây chằng chậu lược hai bên vào năm 2023 tại một bệnh viện TP HCM. Một năm sau, bà bị rò nước tiểu, bên trong âm đạo có khối phồng lên. Gần đây khối sa to hơn gây viêm nhiễm, bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trung tâm Sản Phụ khoa, cho biết bà Minh bị sa bàng quang, tử cung, trực tràng độ ba là mức độ nặng, do sinh nở nhiều lần ảnh hưởng cơ sàn chậu.
Sàn chậu là cơ quan nằm thấp bên dưới ổ bụng của người phụ nữ, có nhiệm vụ nâng đỡ các tạng phía trên. Vì một số lý do như mang thai, sinh nở, mãn kinh hoặc mắc một bệnh lý khiến ổ bụng phải chịu áp lực lớn như ho mạn tính, táo bón kinh niên… sàn chậu bị phá vỡ cấu trúc hoặc giãn nhão cấu trúc. Từ đó, các cơ quan sa ra ngoài thông qua lỗ âm đạo.
Theo bác sĩ Tâm, trường hợp bà Minh, thời kỳ mãn kinh, hormone dần trong khi loại hormone này rất cần thiết để giúp cho cơ sàn chậu khỏe mạnh. Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ đã mãn kinh có nguy cơ cao sa tử cung. Mức độ nhẹ, khối sa còn nằm trong âm đạo, ít phiền toái cho bệnh nhân. Lâu dần, sa tử cung chuyển nặng hơn, gây rối loạn đường tiểu.
Lần này, bác sĩ tư vấn phẫu thuật cắt tử cung qua ngả âm đạo, khâu cố định mỏm cắt âm đạo vào dây chằng tử cung nhằm hạn chế sa tạng chậu.
Sau phẫu thuật, bà Minh cần nghỉ ngơi, không mặc đồ chật chội, đi bộ nhẹ nhàng, tránh nâng vật nặng trong vòng 6 tuần để vùng sàn chậu và các vết mổ phục hồi. Người bệnh cắt bỏ tử cung có thể gặp triệu chứng như đau, chảy máu, tiết dịch âm đạo và táo bón…, tình trạng giảm dần theo thời gian hồi phục của cơ thể.

Bác sĩ Thanh Tâm (giữa) phẫu thuật cho bà Minh. Ảnh: Thanh Luận
Hiện bệnh có thể điều trị nội khoa bảo tồn như , đặt vòng nâng âm đạo… Điều trị nội khoa thất bại, người bệnh nên phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật có thể cắt bỏ tử cung hoặc giữ tử cung, chỉ phẫu thuật đặt lưới treo nâng cơ quan sàn chậu bị sa.
Phụ nữ mắc bệnh có biểu hiện ban đầu có thể rối loạn tiểu, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu gấp, tiểu không tự chủ. Nếu sa nặng hơn, một số người bệnh bị tình trạng viêm bàng quang, táo bón, nặng vùng kín, viêm nhiễm cổ tử cung, khó chịu, đau khi quan hệ tình dục. Khi có triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám phụ khoa, điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng thêm.
Tuệ Diễm
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa để bác sĩ giải đáp |