Sầu riêng hay sầu chung?

Sầu riêng hay sầu chung?

bởi

trong
Sầu riêng hay sầu chung?

Những năm qua, sầu riêng từng là niềm vui chung. Ở xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), một xã nông nghiệp với gần 900 hộ thì có đến 70% là hộ giàu nhờ cây sầu riêng.

Năm ngoái, Câu lạc bộ “100 nông dân tỷ phú”, gồm những hộ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ sản xuất sầu riêng, vừa ra mắt. Năm nay, niềm vui ấy không còn trọn vẹn. Thời tiết bất lợi khiến cây bị sốc dinh dưỡng, tỷ lệ đậu trái chỉ còn một nửa so với năm trước. Cùng lúc đó, giá sầu riêng rớt mạnh. Bà con đối mặt với : mất mùa một nửa và mất giá hai phần ba.

Năm 2024, sầu riêng Việt Nam lần đầu xuất khẩu đạt – một kỳ tích chưa từng có. Nhưng kể từ khi mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, từ tháng 9/2022, có hơn 30 lô sầu riêng bị hải quan Trung Quốc cảnh báo – kim loại nặng độc hại. Họ còn lo ngại khả năng nhiễm chất vàng O – một phụ gia đã bị cấm tuyệt đối vì nguy cơ gây ung thư. Ngay sau đó, Trung Quốc siết chặt quy định: 100% lô hàng phải có giấy kiểm nghiệm cadimi và vàng O mới được thông quan.

Hệ quả là nhiều lô hàng ùn ứ, kiểm định quá tải, cửa khẩu tắc nghẽn. Sầu riêng – một loại trái cây tươi – không thể chờ lâu. Giá tại vườn rơi từ đỉnh 120.000 đồng/kg xuống chỉ còn 29.000-45.000 đồng.

Cơn sốt trồng sầu riêng bùng lên cùng với giá cao ngất, trong khi chỉ khoảng 20% diện tích có mã số vùng trồng hợp lệ để xuất khẩu. Ở một số nơi, thương lái còn hướng dẫn nông dân nhúng quả “cho đẹp”. Thuần, một nông dân trẻ cùng gia đình bỏ cà phê trồng sầu riêng mấy năm trước, chia sẻ: “Thương lái họ bảo nhúng thì mới bán được, chứ có biết là gì đâu”.

Sầu riêng là cây ăn sâu, sống lâu năm và rất dễ tích tụ cadimi từ đất – nhất là khi đất có pH thấp, nghèo mùn và giàu sét. Trong khi đó, việc lạm dụng supe lân (loại phân giàu cadimi tự nhiên từ quặng phốt phát) và phân gà công nghiệp càng khiến rủi ro tăng cao.

Nhưng đất nhiễm cadimi không đồng nghĩa với tuyệt vọng. Kiểm soát cadimi không phải chuyện bất khả thi. Thông thường, cadimi trong đất có nồng độ cao gấp 3-5 lần so với mô cây và cao hơn 10-20 lần so với hàm lượng trong trái. Nghĩa là nếu có thể “giữ cadimi lại trong đất” – không để cây hấp thụ – thì hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn thực phẩm. Cải tạo đất đúng cách, bổ sung chất hữu cơ, nâng pH và sử dụng biochar là những biện pháp đã được khoa học kiểm chứng.

Nhưng với 150.000 ha sầu riêng, đường ra khỏi cơn bão Cadimi sẽ mạch lạc hơn nếu có quy định và dữ liệu rõ ràng. Những câu hỏi khó: Làm sao phát hiện sớm đất có nguy cơ nhiễm cadimi trên diện rộng? Nếu một vườn bị phát hiện, có cơ chế hỗ trợ cải tạo không? Nếu phát hiện một loại phân chứa cadimi cao thì sao – liệu có được công bố?

Giải pháp nằm ở dữ liệu và công nghệ. Để không phải “đợi đến khi trái bị trả mới biết đất có vấn đề”, các nhà khoa học mà tôi đang cùng làm việc đã phát triển bản đồ rủi ro cadimi bằng cách kết hợp dữ liệu bản đồ đất, viễn thám, đặc điểm địa hình, lịch sử canh tác, và dữ liệu từ hệ thống cảm biến đất. Hệ thống sẽ phân tích rồi chấm điểm và phân loại theo mức độ rủi ro. Từ đó, các cơ quan chức năng có thể tập trung khảo sát, xét nghiệm và cải tạo ở những vùng có nguy cơ cao nhất – thay vì dàn trải. Các nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng hệ thống này để tập trung thu mua vào những vùng rủi ro thấp.

Trong lúc các nhà khoa học và chính quyền đang loay hoay giải quyết bài toán sầu riêng, những trái sầu riêng bị trả lại đang nằm bên vệ đường chờ người dân giải cứu. Liệu chúng ta có đang ăn những trái cây mà nước nhập khẩu đã từ chối? Sự thiếu kiểm soát từ gốc không chỉ gây tổn thất thương mại, mà còn làm xói mòn lòng tin và tiềm ẩn rủi ro lớn cho sức khỏe cộng đồng.

Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định hàm lượng cadimi trong thực phẩm nhưng chưa có giới hạn cadimi tối đa trong trái cây như sầu riêng. Tiêu chuẩn Trung Quốc hiện tại là 0,05 mg/kg – bằng với mức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO). Không có quy định, trái cây không thể xuất khẩu hoàn toàn có thể tiêu thụ trong nước. Nhưng người dùng nội địa cũng cần được đảm bảo an toàn trước nguy cơ cadimi.

Nếu chúng ta hành động tập thể, vì lợi ích của ngành, vì sức khỏe của cộng đồng, và đồng hành cùng những nhà vườn bị nhiễm để cải tạo đất thì sầu riêng sẽ chỉ là nỗi buồn ngắn hạn của một số nông trại.

Nếu chúng ta thì nước nhập khẩu sẽ càng siết chặt kiểm soát, người dân trong nước sẽ mất niềm tin và thị trường sẽ rối loạn. Khi ấy, sầu riêng sẽ trở thành nỗi buồn chung.

Công nghệ là giải pháp để nông dân và nông doanh Việt Nam làm chủ ngành sầu riêng – không phải phụ thuộc vào thông báo từ cửa khẩu. Nhưng để sầu riêng không trở thành “sầu chung”, thì cần hơn cả là một hệ thống quy định rõ ràng, một chiến lược kiểm soát từ gốc và một sự phối hợp thật sự giữa nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp – và người trồng.

Nguyễn Đỗ Dũng