Sự phát triển hùng cường của đất nước chính là lời tri ân ý nghĩa nhất

Sự phát triển hùng cường của đất nước chính là lời tri ân ý nghĩa nhất

bởi

trong

Hội nghị là một trong những hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – liệt sĩ (27.7.1947 – 27.7.2025).

Tham dự hội nghị còn có Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Phạm Minh Chính; lãnh đạo các bộ, ngành; đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương trên cả nước, cùng 250 người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu đại diện cho 9,2 triệu người có công toàn quốc.

Các anh hùng liệt sĩ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang

Phát biểu tại hội nghị, bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã không tiếc máu xương, hy sinh, cống hiến hết mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Chúng ta tri ân gần 1,2 triệu liệt sĩ – những người con ưu tú đã dũng cảm xung phong ra trận, anh dũng chiến đấu và hy sinh quên mình. Nhiều người tuổi đời mới mười tám, đôi mươi, đã gác lại bao ước mơ, hoài bão, những trang sách, giảng đường, gia đình, người thân nơi hậu phương để lên đường thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân”.

Sự phát triển hùng cường của đất nước chính là lời tri ân ý nghĩa nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại hội nghị

ẢNH: TTXVN

Theo Tổng Bí thư, máu đào và sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang, làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.

Tiếp tục chăm lo chu đáo cho người có công

Nhắc lại quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là “người có công với cách mạng là tài sản quý báu của dân tộc”, Tổng Bí thư khẳng định, đó là biểu tượng thiêng liêng của lòng yêu nước và đạo lý VN. Công tác “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” không chỉ là một chính sách lớn, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim, trách nhiệm chính trị, đạo lý của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Để phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, trong thời gian tới, Tổng Bí thư đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm như: phát huy mạnh mẽ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”; rà soát, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; kết hợp việc bố trí tăng ngân sách nhà nước với việc đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội đối với công tác người có công với cách mạng.

Sự phát triển hùng cường của đất nước tri ân những người có công với cách mạng - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị

ẢNH: TTXVN

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng các phong trào, chính sách hậu phương quân đội, hậu phương công an, các chương trình tình nghĩa; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công với cách mạng, kiến nghị với cấp ủy và cơ quan nhà nước các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi người có công với cách mạng.

Khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Sự phát triển hùng cường của đất nước chính là lời tri ân thiết thực và ý nghĩa nhất, bởi những người đã ngã xuống và bao thế hệ người có công với cách mạng luôn mang trong mình khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của dân tộc”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đến nay đã có hơn 9,2 triệu người có công được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi năm 2025 tăng hơn 70% so với năm 2021, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người có công. Chỉ tính từ năm 2024 đến nay, hơn 7.000 hồ sơ tồn đọng đã được giải quyết cơ bản, trong đó có hơn 2.400 liệt sĩ và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được Thủ tướng Chính phủ công nhận…