Tàu Vịnh Xanh 58 ‘lật úp trong vài giây’ và đối trọng tàu du lịch biển

Tàu Vịnh Xanh 58 ‘lật úp trong vài giây’ và đối trọng tàu du lịch biển

bởi

trong
Tàu Vịnh Xanh 58 ‘lật úp trong vài giây’ và đối trọng tàu du lịch biển

Thiết kế đối trọng dưới đáy tàu giúp hạ thấp trọng tâm, giúp tàu giữ thăng bằng rất cần cho những tàu du lịch biển.

chiều 19/7 khiến hàng chục người thương vong là một bi kịch thảm khốc.

Tôi xin phép được nêu quan điểm: Nếu các tàu du lịch, vốn đã đầu tư rất lớn cho nội thất, boong ngắm cảnh, karaoke, điều hòa… chịu bỏ thêm một phần nhỏ chi phí cho các hạng mục an toàn, thì thảm kịch có thể đã không xảy ra.

Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh đến thiết kế đối trọng dưới đáy tàu, một giải pháp đã quá quen thuộc trong ngành hàng hải.

Các tàu buồm, tàu viễn dương từ lâu đã được trang bị khối chì, thép hoặc hệ thống nước cân bằng ở đáy để hạ thấp trọng tâm, giúp tàu giữ thăng bằng khi nghiêng hoặc gặp sóng.

Vậy các tàu du lịch ven bờ, vốn có trọng tâm cao do nhiều tầng đã được trang bị như vậy hay chưa?

Giông lốc đâu phân biệt tàu to hay tàu nhỏ, gần hay xa. Khi tàu nghiêng, trọng tâm lệch và nước tràn vào, con tàu hoàn toàn có .

Chỉ cần một khối đối trọng hợp lý cũng có thể giúp tàu giữ được ổn định trong tình huống đó.

Tôi tin rằng, nếu có một doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào một đội tàu du lịch hiện đại với thiết kế an toàn ngay từ đầu, có đối trọng chống lật, có cảm biến cảnh báo nghiêng, có diễn tập thoát hiểm định kỳ, và dám cam kết rằng “tàu của chúng tôi không bị lật úp trong mọi điều kiện thời tiết cho phép hoạt động”, thì đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Khách du lịch ngày nay không chỉ tìm kiếm chỗ ngắm cảnh đẹp hay dịch vụ sang trọng, mà ngày càng coi trọng tính mạng và sự an tâm của chính mình, của con cái, cha mẹ đi cùng.

Trong một thị trường đang phát triển như du lịch biển Việt Nam, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu sẽ không chỉ là đạo đức, mà còn là chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Bên cạnh đó, các thiết bị như áo phao dễ dùng, hệ thống báo nghiêng, diễn tập thoát hiểm định kỳ cũng cần được đầu tư nghiêm túc.

Những yếu tố sống còn này không nên bị xem nhẹ, hoặc bị thay thế bằng các hạng mục “đẹp để chụp ảnh”.

Tai nạn đường thủy khác với tai nạn giao thông trên bộ ở chỗ: Khi lật, khả năng sống sót gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thiết kế tàu và chuẩn bị trước đó. Không ai có đủ thời gian để kêu cứu trong khoang úp kín. Không phải ai cũng bơi giỏi, nhất là trẻ em.

Tôi mong ngành du lịch và cơ quan quản lý xem lại toàn bộ hệ thống an toàn, từ thiết kế tàu đến vận hành, không chỉ dựa vào may mắn hay thời tiết tốt.
Xin đừng chờ một vụ tai nạn khác rồi mới thay đổi.

Sơn Hoàng