Thách thức tách làn ôtô và xe máy trên quốc lộ

Thách thức tách làn ôtô và xe máy trên quốc lộ

bởi

trong
Thách thức tách làn ôtô và xe máy trên quốc lộ

‘Quốc lộ ở ta nhà dân bám mặt đường, chưa kể ngõ ngách đấu nối, làm dải phân cách giữa làn ôtô và xe thô sơ có gây bất tiện?’.

“Đa số quốc lộ ở nước ta đều có nhà cửa, quán xá, nhà máy xây dựng sát hai bên đường, chưa kể rất nhiều ngõ ngách đấu nối. Nếu làm dải phân cách giữa làn ôtô và làn xe thô sơ thì e rằng người dân sẽ cực kỳ bất tiện khi cho xe ra vào hai bên đường. Ôtô muốn tấp vào lề đường bắt buộc phải đi vào làn xe máy, xe máy lại phải lấn ra làn ôtô hoặc lao lên vỉa hè, khiến giao thông rối loạn. Bài học từ đường Nguyễn Trãi của Hà Nội là một ví dụ điển hình”.

Đó là lo lắng của độc giả khi Lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia kiến nghị . Hiện nay, phần lớn quốc lộ đang tổ chức giao thông hỗn hợp giữa phương tiện cơ giới và xe thô sơ, không có sự phân tách. Nhiều tuyến đường chỉ đủ cho xe cơ giới lưu thông, chưa có làn dành cho xe thô sơ, khiến xe thô sơ phải đi vào làn hỗn hợp, gây nguy cơ mất an toàn.

Đồng quan điểm, bạn đọc chỉ ra những thách thức khi phân làn ôtô, xe máy trên quốc lộ: “Về cơ bản, hiện trạng quốc lộ nhà dân bám mặt đường rất nhiều, nên khả năng chỉ có thể phân được làn ôtô và làn xe hỗn hợp (rất khó thiết lập làn riêng cho xe hai, ba bánh). Mong cơ quan chức năng nếu triển khai cần có giải pháp đảm bảo an toàn cho làn hỗn hợp.

Ví dụ có thể phân làn mềm bằng biển báo, giới hạn khung giờ, hạn chế xe lớn… Chứ nếu vẫn cho phép các loại ôtô tràn vào làn hỗn hợp tự do thì về cơ bản việc phân làn không có ý nghĩa, thậm chí có thể phản tác dụng trong trường hợp xe container, xe khách phải đi sát xe máy một đoạn dài để vào ngõ, nhà ven đường”.

>>

Trong khi đó, ủng hộ đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, độc giả phân tích những lợi ích của giải pháp tách làn xe cơ giới và thô sơ: “Đáng ra việc này phải làm từ lâu rồi, đặc biệt là trên quốc lộ 1A. Lý do là bởi giải pháp này có thể làm nhanh, ít tốn kém, lại đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Thực tế, để xe thô sơ chạy cùng với làn xe cơ giới rất nguy hiểm, chỉ cần tài xế va chạm nhẹ, mất lái, ngã ra đường là nguy cơ bị xe cơ giới cán phải là rất cao. Hiện nay, năng lực kinh tế của đất nước đã có thể thực hiện ngay việc tách làn rồi. Sức khỏe và tính mạng nhân dân nên được đặt lên trên hết.

Trước mắt, chúng ta có thể làm con lươn cứng để tách riêng làn xe thô sơ. Còn tại các điểm giao cắt thì vẫn phải chấp nhận giữ làn hỗn hợp như trước. Giống quốc lộ 51 từ Đồng Nai đi Vũng Tàu, một số đoạn đã tách hẳn làn thô sơ và đạt được hiệu quả rõ rệt. Nếu chưa làm đã than khó thì tới bao giờ chúng ta mới làm được?”.

Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc bổ sung thêm: “Nếu quyết định tách làn thì tôi mong cơ quan chức năng nên quy định mức phạt cho hành vi lấn làn thật nặng. Đồng thời, cần bố trí lực lượng CSGT hoặc camera giám sát để xử phạt hành vi lấn làn 24/7, có vậy mới mong người dân chấp hành nghiêm chỉnh. Chứ hiện nay, nhiều con đường đã cắm biển phân làn ôtô và xe máy nhưng tôi thấy các phương tiện vẫn thản nhiên vi phạm vì không bị xử phạt”.

Việt Thành tổng hợp