Thái Lan và Việt Nam là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN

Thái Lan và Việt Nam là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN

bởi

trong

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho rằng hai bên cần hợp tác hơn nữa để ứng phó với tình hình bất ổn của kinh tế và chính trị toàn cầu, việc hai nước vừa thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã đánh dấu một kỷ nguyên mới trong quan hệ, trong đó trọng tâm là thúc đẩy chuỗi giá trị kinh tế, tận dụng tối đa sức mạnh, tiềm năng, lợi thế của mỗi bên.

Thái Lan và Việt Nam là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng các đại biểu tham dự diễn đàn

ẢNH: TUẤN MINH

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đánh giá Thái Lan và Việt Nam là những nền kinh tế lớn nhất trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và cũng là động lực chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ASEAN.

“Chúng tôi muốn đạt được mục tiêu thương mại song phương 25 tỉ USD trong thời gian ngắn nhất”, Thủ tướng Thái Lan chia sẻ.

Thủ tướng Thái Lan đánh giá nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và nhiều doanh nghiệp tham gia vào cùng một chuỗi giá trị, với hơn 50% thương mại Thái Lan – Việt Nam là nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu thô và linh kiện hỗ trợ các ngành sản xuất phục vụ cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, tăng trưởng kinh tế của nước này là cơ hội của nước kia.

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết, hai Chính phủ đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế theo chiến lược Ba kết nối, đồng thời nhấn mạnh, yêu cầu kết nối chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp cùng có lợi như hóa dầu, thực phẩm và linh kiện điện tử và hậu cần, bao gồm việc phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp tương lai như AI và chất bán dẫn.

Thái Lan và Việt Nam: Động lực Chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN - Ảnh 2.

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra phát biểu

ẢNH: TUẤN MINH

Về kết nối kinh tế địa phương, bà nhấn mạnh vùng Đông Bắc Thái Lan với miền Trung, miền Nam của Việt Nam. Thông qua sự hợp tác của hơn 20 thành phố đối tác, sẽ mở rộng cơ hội cho các doanh nhân địa phương về thương mại, đầu tư và du lịch.

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra nhấn mạnh, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Thái Lan và Việt Nam không chỉ giới hạn giữa các Chính phủ mà còn bao gồm quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân của hai nước.

Khu vực tư nhân của hai nước là đối tác quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hợp tác cụ thể và đáp ứng nhu cầu của hai bên, đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước tiến triển theo hướng thiết thực.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, nhiều dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước gắn với gia đình Shinawatra: Thái Lan là nước duy nhất có cơ chế họp Nội các chung với Việt Nam, do Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đề xuất vào năm 2004.

Thái Lan cũng là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam vào năm 2013, dưới thời Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra; và nay hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, với những diễn biến phức tạp, khó lường, khó định đoán và nhiều vấn đề mà không nước nào giải quyết được một mình, hai nước Việt Nam – Thái Lan và các nước ASEAN phải tăng cường đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, tăng cường hợp tác.

Thái Lan và Việt Nam: Động lực Chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ASEAN - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu

ẢNH: TUẤN MINH

Thủ tướng đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Thái Lan đối với sự phát triển của Việt Nam và quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Phía Việt Nam đang tiếp tục tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp Thái Lan liên quan đến thuế, điện, thanh toán số, thủ tục hành chính, nguồn vốn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp Thái Lan tiếp tục tin tưởng và gắn bó với Việt Nam trong quá trình phát triển; với tinh thần “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc”, không ngừng đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của hai quốc gia cũng như mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, thể chế, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; phát huy “3 cùng” gồm: cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển nhanh và bền vững; cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển; cùng chung niềm vui, hạnh phúc và sự tự hào.