Thanh tra hàng giả nhưng gọi điện báo trước

Thanh tra hàng giả nhưng gọi điện báo trước

bởi

trong
Thanh tra hàng giả nhưng gọi điện báo trước

Thanh tra hàng giả mà thông báo trước cho đối tượng được thanh tra chẳng khác nào ‘rung chày cá nhảy’, đánh động cho tội phạm che giấu, đối phó.

“Thanh tra hàng giả nhưng lại báo trước thì khác gì đánh động cho họ biết để tìm cách che giấu, đối phó? Điều đó chẳng khác nào truy quét tội phạm nhưng đăng bài thông báo trước, gọi điện trước. Vậy chúng chẳng tiêu hủy hết bằng chứng, vi phạm hay sao? Chúng ta cần thành lập các đoàn thanh tra độc lập, riêng biệt, hành động bất ngờ, chỉ chịu trách nhiệm trước các lãnh đạo cao nhất của tỉnh, thành phố, phối hợp chặt chẽ với công an kinh tế, có như vậy mới dẹp được vấn nạn hàng giả tràn lan như hiện nay”.

Đó là quan điểm của độc giả trước thực trạng thanh tra thường phải thực hiện theo kế hoạch định sẵn, công khai từ đầu năm, phải . Chính điều này đã làm mất đi yếu tố bất ngờ – yếu tố sống còn trong các vụ thanh tra hàng giả, dẫn tới tình trạng “thanh tra đi đến đâu, hàng hóa bị giấu sạch đến đó”.

Cùng chung lo lắng bỏ lọt tội phạm sản xuất hàng giả vì những bất cập trong công tác thanh tra, bạn đọc nhận định: “Quan điểm của tôi là nếu chưa làm đã thông báo công khai thì chẳng khác gì ‘rung chà cá nhảy’, làm sao bắt được vi phạm. Trong tình hình hiện nay, hàng giả, hàng bẩn tràn lan, chúng ta cần thanh tra, xử lý sai phạm thường xuyên, liên tục, chứ không nên làm theo kiểu ‘tháng cao điểm, đợt cao điểm’ rồi khi hết cao điểm lại đâu lại vào đấy”.

>>

Gợi ý giải pháp để tăng chất lượng thanh tra chất lượng sản phẩm trên thị trường, độc giả bình luận: “Cơ chế cho thanh tra hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu sót, các hoạt động thường mang tính hình thức, chỉ thực sự vào cuộc nghiêm túc khi có những sai phạm quy mô lớn, mang tính chất nghiêm trọng.

Tôi thấy cần phải thay đổi hình thức thanh tra hiện nay bằng việc từ bỏ hình thức thanh tra theo Sở, mà lại công khai, thông báo trước thời gian, địa điểm cho đối tượng bị thanh tra. Thay vào đó, mỗi tổ thanh tra chỉ cần cử vài người mặc thường phục đến các siêu thị, nhà hàng, các cơ sở sản xuất để mua một số loại hàng hóa bất kỳ, không khác gì người tiêu dùng bình thường.

Sau đó, chúng ta đem về xét nghiệm chi tiết, hóa đơn mua hàng cũng phải được lưu trữ bảo mật để làm bằng chứng. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, thanh tra có thể ngay lập tức gửi kết quả xét nghiệm và hóa đơn mua hàng hôm đấy cho các siêu thị, nhà hàng, cơ sở để làm chứng cứ. làm vậy, đảm bảo họ không thể chối cãi”.

Lấy dẫn chứng từ cách làm của các nước trên thế giới, bạn đọc đề xuất: “Tôi thấy ở nước ngoài, các cơ quan quản lý sẽ ra siêu thị mua ngẫu nhiên sản phẩm về kiểm định chất lượng. Chứ nếu để doanh nghiệp tự mang đi kiểm tra và báo cáo như ở ta thì không biết chất lượng thực tế sẽ như thế nào? Việc chất lượng hàng bán ra trên thị trường có giống với hàng kiểm định hay không cũng chẳng ai dám đảm bảo.

Thế nên, thiết nghĩ, chúng ta không nhất thiết phải công khai đi thanh tra trực tiếp tại các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh, mà nên có một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ giám sát an toàn thực phẩm. Họ sẽ được cấp ngân sách để đóng vai làm người tiêu dùng, ra siêu thị, nhà hàng, quán ăn mua một lượng hàng hóa nhỏ ngẫu nhiên về kiểm định. Vì đó mới chính là những sản phẩm người tiêu dùng mua dùng hàng ngày, chất lượng đúng thực tế nhất”.

Thành Lê tổng hợp