Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Mỹ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Mỹ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

bởi

trong

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, Đại sứ quán Mỹ ủng hộ nỗ lực và thiện chí của Việt Nam nhằm đạt thoả thuận thương mại cùng có lợi.

Tại cuộc gặp đại diện 50 doanh nghiệp lớn của Mỹ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam ngày 13/5, cho biết Việt Nam có nhiều hành động cụ thể để thúc đẩy thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ.

Theo đó, Việt Nam đã chủ động giải quyết các quan tâm của phía Mỹ và doanh nghiệp nước này. Cơ quan quản lý tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết và đấu tranh chống gian lận thương mại, hàng giả.

Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, Việt Nam là một trong 6 nước được Mỹ ưu tiên đồng ý đàm phán. Đoàn trao đổi cấp kỹ thuật của Việt Nam đã sang nước này, làm việc với các cơ quan liên quan về đàm phán thương mại.

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, Đại sứ quán Mỹ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi, có tiếng nói tích cực với chính quyền Tổng thống Donald Trump về nỗ lực và thiện chí của Việt Nam. Việc này để phía Mỹ có “giải pháp tốt nhất có thể” trong thúc đẩy hợp tác thương mại cân bằng, bền vững với Việt Nam. Ông mong muốn sớm đạt thỏa thuận về thuế quan có lợi cả trước mắt và lâu dài cho hai quốc gia.





Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Mỹ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện doanh nghiệp Mỹ, ngày 13/5. Ảnh: Đoàn Bắc

Việt Nam – Mỹ thiết lập quan hệ ngoại gia từ 30 năm trước, nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào 2023. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ tại khu vực ASEAN. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt 134,6 tỷ USD.

Đến cuối 2024, đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD với trên 1.400 dự án. Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ hiện diện và đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam. Ngược lại, doanh nghiệp Việt cũng tham gia đầu tư tại thị trường Mỹ với 252 dự án (hơn 1,36 tỷ USD).

Tại cuộc làm việc, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp lớn như Boeing, Molex, Excelerate Energy, Abbott, Coca-Cola, GE Vernova đánh giá cao thiện chí của Chính phủ trong tháo gỡ các điểm nghẽn để tăng hợp tác, đầu tư giữa hai nước.

Các doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh và những biện pháp cải cách của Việt Nam. Nhờ đó, hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư trở thành “hòn đá tảng” trong quan hệ hai nước.

Việt Nam cũng chủ động, tích cực để cân bằng thương mại, đầu tư với phía Mỹ theo hướng bền vững, trong đó có việc tăng nhập khẩu hàng, giảm thuế quan, giải quyết các vướng mắc cho các dự án của Mỹ.

Tuy vậy, đại diện phía Mỹ đề nghị Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nước này hoạt động, đảm bảo điều kiện về hạ tầng (điện, công nghệ thông tin, logistics). Phía Mỹ đề nghị các đối tác Việt Nam sớm thực hiện thỏa thuận (MOU) mà hai bên đã ký, giải quyết một số vấn đề tại các dự án cụ thể.





Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội phát biểu tại cuộc gặp, ngày 13/5. Ảnh: VGP

Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ tại Hà Nội phát biểu tại cuộc gặp, ngày 13/5. Ảnh: VGP

Phản hồi các kiến nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ luôn sẵn sàng đối thoại với đối tác, doanh nghiệp, trong đó có đối tác Mỹ, nhằm mang lại lợi ích cho hai bên. Trong hai tháng qua, đây là cuộc gặp thứ hai của lãnh đạo Chính phủ với các doanh nghiệp Mỹ.

Ông cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách chính sách visa cho công dân nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Mỹ. Ngược lại, ông mong muốn Chính phủ Mỹ xem xét, có chính sách visa thuận lợi cho công dân Việt Nam.

Cũng tại cuộc gặp, Thủ tướng chia sẻ về quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông nói mỗi quốc gia đều phải có giải pháp thích ứng trong bối cảnh thế giới nhiều biến động. Do đó, Việt Nam không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước và mong muốn mọi quốc gia phát triển thuận lợi, vì ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển.

“Việt Nam mong muốn đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc đạt tiến bộ với các thỏa thuận có lợi cho cả hai bên và các nước trên thế giới”, ông nói thêm.

Phương Dung