Trước sáp nhập, Quảng Bình là tỉnh có bề ngang tính theo chiều Tây – Đông chỉ hơn 50 km, nơi đây được biết tới là hẹp nhất cả nước.
Sau khi Việt Nam tiến hành sáp nhập một số tỉnh thành vào năm 2025, bản đồ hành chính quốc gia đã có nhiều thay đổi đáng kể. Vậy bạn đoán được tỉnh nào có bề ngang hẹp nhất không?

Câu đố vì thế không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp người chơi nhớ lâu hơn về đặc điểm tự nhiên của từng địa phương. Đây là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp kiến thức và sự sáng tạo trong các trò chơi dân gian và hiện đại.
Các câu đố rèn luyện tư duy, giải trí sảng khoái khác:
1. Tỉnh nào lớn nhất Nam Bộ sau sáp nhập?
Trước sáp nhập Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Nam, vậy sau sáp nhập vị trí đó thuộc về tỉnh nào?
Gợi ý: Tỉnh Bình Phước đã sáp nhập vào tỉnh này, tên tỉnh mới này có 7 chữ cái, bắt đầu là chữ Đ và kết thúc là chữ I.
2. Tỉnh nào nhỏ nhất miền Tây sau sáp nhập?
Sau sáp nhập, tỉnh này chỉ rộng 5,938 km2, đứng thứ 28 cả nước và là địa phương có diện tích nhỏ nhất miền Tây. Tỉnh này trước sáp nhập được mệnh danh là “xứ sen hồng” bởi những cánh đồng sen bạt ngàn, đẹp đến nao lòng. Sau sáp nhập, tỉnh này sẽ càng phát triển mạnh hơn nữa nhờ hợp nhất với Tiền Giang.
3. Tỉnh nào có nhiều đặc khu nhất Việt Nam sau sáp nhập?
Nước ta có 13 đặc khu từ 1/7/2025 sau sáp nhập 34 tỉnh thành trên cả nước, vậy tỉnh nào có nhiều đặc khu nhất? Cụ thể, luật sửa đổi theo hướng không tổ chức cấp huyện, mô hình chính quyền địa phương chỉ còn 2 cấp gồm tỉnh và xã. Trong đó, cấp tỉnh giữ như quy định hiện hành, gồm tỉnh, thành phố. Cấp xã gồm xã, phường và đặc khu (được tổ chức tại hải đảo). Vậy tỉnh có nhiều đặc khu nhất Việt Nam sau sáp nhập?
Mộc Trà