‘Tôi đứng ngắm cảnh Hồ Tây nhưng bị chủ trà đá vỉa hè đuổi mắng’

‘Tôi đứng ngắm cảnh Hồ Tây nhưng bị chủ trà đá vỉa hè đuổi mắng’

bởi

trong

‘Người ta ngang nhiên chiếm vỉa hè ở một số vị trí đẹp nhất để bán trà đá, và bắt tôi phải mua nước thì mới được dừng ở đó’.

“Tôi từng bị xua đuổi ở đường Thanh Niên và một số đoạn đường quanh Hồ Tây, Hà Nội. Người ta ngang nhiên chiếm vỉa hè ở một số vị trí đẹp nhất để làm bãi giữ xe máy hoặc bán trà đá, và bắt tôi phải gửi xe hoặc mua nước thì mới được dừng ở đó, dù bản thân tôi chỉ muốn dừng xe để ngắm cảnh một chút rồi đi ngay. Do không đồng ý nên tôi bị vài người hùa vào chửi bới khá thậm tệ. Không muốn đôi co nên tôi chỉ đành im lặng bỏ đi”.

Đó là chia sẻ của độc giả sau vụ việc . Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi cảnh một cô gái kéo vali đứng trên vỉa hè đường Phạm Hùng, đối diện bến xe Mỹ Đình chờ xe. Thấy vậy, người phụ nữ bán trà đá trên vỉa hè liền ra đuổi đi, nói đây là nơi “tao bán hàng” nên không được đứng ở đó. Khi cô gái không đồng ý, người bán trà đá đi tới, đá vào vali. Ngày 8/7, Công an phường Từ Liêm cho biết người phụ nữ 53 tuổi, trú xã Sơn Đồng, bị phạt hành chính về hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh.





‘Tôi đứng ngắm cảnh Hồ Tây nhưng bị chủ trà đá vỉa hè đuổi mắng’

Người phụ nữ bán trà đá (bên phải) đuổi cô gái đứng trên vỉa hè. Ảnh: Cắt từ video

Cũng từng ở vào tình cảnh tương tự, bạn đọc nhớ lại: “Có lần, đang đi bộ thì trời đổ mưa nên tôi phải chạy vào trú ở bên hông một quán ăn bên đường. Tôi chỉ đứng nép bên cạnh chứ không phải chính ình giữa quán của họ. Thế mà chủ quán từ trong chạy ra đuổi tôi đi bằng được. Anh ta quát vào mặt tôi: ‘Đây là chỗ làm ăn buôn bán, đi chỗ khác đi’. Thật lạ vì vỉa hè là để cho người đi bộ, vậy mà người ta vẫn thản nhiên bày hàng quán, bàn ghế, bảng hiệu tràn ra lấn chiếm, lại còn xua đuổi người khác chỉ vì đứng trú mưa cạnh quán của mình”.

>>

“Tôi cũng có một kỷ niệm không mấy vui vẻ về chuyện tương tự. Lần đó, tôi vào ăn trưa tại một quán ven đường. Ăn xong, tôi ra đứng trước cửa của quán để chờ xe tới đón (chỉ khoảng 2 đến 3 phút). Chẳng may, tôi đứng lấn một chút qua quán bên cạnh. Ngay lập tức, tôi bị chủ quán đó xua đuổi như đuổi tà, không có cơ hội để giải thích”, độc giả nói thêm.

Cùng chung bức xúc, bạn đọc kể về trải nghiệm của mình: “Có lần, tôi đi mua thuốc ở một cửa hàng đối diện bệnh viện Bạch Mai, đường Giải Phóng, Hà Nội. Do không có chỗ để xe nên tôi phải để tạm ở vỉa hè trước cửa một cửa hàng thuốc bên cạnh. Vậy mà một người phụ nữ lao ra chửi mắng tôi thậm tệ, nhất quyết không cho để nhờ. Vỉa hè, lòng đường là do nhà nước quản lý, không phải của cá nhân nào cả. Vậy mà nhiều người đã thiếu tính người lại thiếu cả hiểu biết pháp luật”.

Nói về giải pháp ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè ngày một bành chướng, độc giả bình luận: “Theo tôi, trường hợp lấn chiếm vỉa hè để buôn bán đã tồn tại rất nhiều năm nay. Khi có đợt các cơ quan chức năng ra quân truy quét thì họ trốn tiệt, không bày ra lấn chiếm. Thế nhưng, khi lực lượng chức năng đi khuất thì đâu lại vào đấy.

Nếu chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính 2,5 triệu đồng như trường hợp trên thì cũng chỉ như bắt cóc bỏ đĩa. Rồi mai mốt lại có người khác tái phạm. Thế nên, cách tốt nhất là mỗi đoạn đường nên gắn camera an ninh, các cán bộ trật tự phường cứ theo dõi và giám sát qua đó. Nếu thấy có trường hợp lấn chiếm vỉa hè thì phải cử người xuống tịch thu và lập biên bản phạt nặng. Làm chặt một thời gian, chắc chắn nạn lấn chiếm lòng lề đường sẽ được dẹp bỏ”.

Lê Phạm tổng hợp