Trẻ em đang được miễn viện phí thế nào

Trẻ em đang được miễn viện phí thế nào

bởi

trong

Hoàng Duy, 12 tuổi, xơ gan, mỗi đợt nhập viện tốn hơn 4 triệu đồng sau khi trừ BHYT, còn hồi dưới 6 tuổi được chi trả 100% viện phí nên chỉ đóng vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Duy bị bệnh teo đường mật bẩm sinh, từng phẫu thuật lúc 2 tháng tuổi, thường xuyên tái khám hoặc nhập viện điều trị nhiễm trùng, viêm phổi. Gần đây, tình trạng xơ gan chuyển nặng, Duy nhập viện liên tục vì tần suất biến chứng xuất huyết tiêu hóa ngày càng tăng. Bác sĩ chỉ định ghép gan để duy trì tính mạng nhưng cả bố lẫn mẹ đều không đủ chuẩn hiến tạng.

Trước 6 tuổi, nhờ chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) ưu tiên cho nhóm này, việc điều trị của Duy không tốn kém nhiều. Từ khi bước qua tuổi thứ 7, bảo hiểm y tế chỉ còn chi trả 80%, bệnh của Duy lại nặng hơn, dùng nhiều loại thuốc ngoài danh mục nên gánh nặng điều trị gia tăng đáng kể.

“Hai năm qua, gia đình tốn khoảng hơn 300 triệu đồng sau khi trừ chi trả của bảo hiểm”, chị Hải Yến, mẹ bé nói.





Trẻ em đang được miễn viện phí thế nào

Trẻ khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Thanh Tùng

BS.CK2 Đặng Xuân Vinh, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết mỗi năm nơi này tiếp nhận gần 80% bệnh nhân nội trú tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong đó, tất cả trẻ em dưới 6 tuổi thuộc nhóm được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế, khi điều trị nội trú được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh nằm trong danh mục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trẻ khám ngoại trú đúng tuyến cũng được hưởng 100% chi phí trong danh mục, còn trái tuyến thì không được chi trả.

Trẻ từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi tùy theo thuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo, học sinh sinh viên hay các nhóm khác mà sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tự mua thẻ theo hộ gia đình. Nhóm này sẽ có các mức hưởng bảo hiểm y tế khác nhau, đa số là 80%, chỉ nhóm thuộc hộ cận nghèo mới được mức 95% và hộ nghèo là 100%.

Nội dung Trẻ em dưới 6 tuổi Trẻ em từ 6 đến dưới 16 thuộc hộ nghèo/hộ cận nghèo/học sinh sinh viên Trẻ từ 6 đến dưới 16 tuổi thuộc các nhóm khác
Thẻ bảo hiểm y tế Là nhóm do ngân sách nhà nước đóng (quy định tại điểm h khoản 3 điều 12, Luật BHYT số 46/2014/QH13) Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (quy định tại điểm a,b khoản 4 điều 12,
Luật BHYT số 46/2014/QH13)
Tự chi trả chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định: hộ gia đình
Mức hưởng – Ngoại trú:

+ Đúng cấp chuyên môn kỹ thuật: mã thẻ TE1 hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh (KCB) nằm trong danh mục KCB BHYT.

+ Không đúng cấp chuyên môn kỹ thuật: không được hưởng BHYT.

– Nội trú:

Hưởng 100% chi phí KCB nằm trong danh mục KCB BHYT.

– Ngoại trú:

+ Đúng cấp chuyên môn kỹ thuật:

Mã thẻ HS4: hưởng 80% chi phí KCB nằm trong danh mục KCB BHYT.

Mã thẻ CN3: hưởng 95% chi phí KCB.

Mã thẻ HN2: hưởng 100% chi phí KCB.

+ Không đúng cấp chuyên môn kỹ thuật: không được hưởng BHYT.

– Nội trú:

Mã thẻ HS4: hưởng 80% chi phí KCB.

Mã thẻ CN3: hưởng 95% chi phí KCB.

Mã thẻ HN2: hưởng 100% chi phí KCB.

– Ngoại trú:

+ Đúng cấp chuyên môn kỹ thuật: Mã thẻ GD4: hưởng 80% chi phí KCB nằm trong danh mục KCB BHYT.

+ Không đúng cấp chuyên môn kỹ thuật: không được hưởng BHYT.

– Nội trú:

Mã thẻ GD4 hưởng 80% chi phí KCB nằm trong danh mục KCB BHYT.

Theo bác sĩ Vinh, trẻ em đang thuộc nhóm được chi trả nhiều hơn trong nhiều loại thuốc, vật tư y tế. Chẳng hạn, thuốc Somatropin (điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng, trẻ em sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai, hội chứng Turner, chậm tăng trưởng do suy thận mạn, hội chứng Prader Willi), trẻ dưới 16 tuổi được thanh toán 70%, còn lại thanh toán 50%.

Trẻ dưới 6 tuổi khi sử dụng vật tư y tế không bị giới hạn chi phí 45 tháng lương cơ bản. Bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên thì chi phí sử dụng vật tư y tế kỹ thuật cao được bảo hiểm y tế thanh toán riêng không vượt quá 45 tháng lương cơ bản, theo Thông tư 04 của Bộ Y tế ban hành năm 2017.





Trẻ điều trị bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Thành Nguyễn

Trẻ điều trị bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Thành Nguyễn

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng đề án với mục tiêu cho người dân ít nhất mỗi năm một lần và . Cuộc họp chiều 17/5 xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng lộ trình miễn viện phí toàn dân, .

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 cho rằng bảo hiểm y tế hiện nay đã góp phần chia sẻ gánh nặng chi phí điều trị rất lớn trong nhiều loại bệnh, đặc biệt là với các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn hay ở vùng sâu vùng xa. Bác sĩ Vinh mong muốn Bộ Y tế tiếp tục xem xét mở rộng danh mục thuốc, vật tư y tế được thanh toán cho người bệnh, đặc biệt là các kỹ thuật cao, chi phí lớn như các kỹ thuật ghép tạng, từ đó tiến tới miễn phí bảo hiểm y tế toàn dân.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, miễn viện phí, ưu tiên cho trẻ em là điều mọi người đều mong chờ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần sử dụng nguồn lực thế nào, tiền từ đâu, do ngân sách chi trả hay phía nào đứng ra lo.

“Nếu đẩy thêm trách nhiệm miễn phí về phía bệnh viện thì sẽ khó lòng phát triển tốt về chuyên môn, đặc biệt là trong triển khai các kỹ thuật cao, ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh của người dân”, bác sĩ Khanh nói.

Lê Phương