Trí tuệ nhân tạo đẩy nhanh số hóa giáo dục qua màn hình tương tác thông minh

Trí tuệ nhân tạo đẩy nhanh số hóa giáo dục qua màn hình tương tác thông minh

bởi

trong

Màn hình tương tác, hay bảng thông minh, là thiết bị hiển thị lớn có thể cảm ứng đa điểm, cho phép người dùng thao tác trực tiếp trên màn hình bằng tay hoặc bút stylus. Với khả năng hiển thị sinh động và linh hoạt, thiết bị này kết hợp vai trò của màn hình TV, máy chiếu và máy tính, mang lại trải nghiệm học tập sống động và hiện đại hơn hẳn bảng truyền thống.

Trong khuôn khổ triển lãm Computex 2025 diễn ra tại Đài Loan mới đây, hãng công nghệ ViewSonic đã giới thiệu hai dòng sản phẩm màn hình tương tác mới là IFP51 và IFP63, được tích hợp sẵn nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và khả năng tương tác trong lớp học cũng như môi trường doanh nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo đẩy nhanh số hóa giáo dục qua màn hình tương tác thông minh
Trí tuệ nhân tạo đẩy nhanh số hóa giáo dục qua màn hình tương tác thông minh - Ảnh 2.
Trí tuệ nhân tạo đẩy nhanh số hóa giáo dục qua màn hình tương tác thông minh - Ảnh 3.

Màn hình tương tác mở ra hướng đi mới giúp giáo viên, học sinh tương tác trực tiếp và có nhiều phương thức tiếp thu kiến thức chủ động hơn

Ảnh: Anh Quân

Bộ công cụ AI được tích hợp với ứng dụng myViewBoard giúp giáo viên tạo ra “bảng trắng vô tận”, nơi họ có thể kết hợp hình ảnh, âm thanh, video và tài liệu vào bài giảng một cách linh hoạt. Magic Box, một phần của nền tảng này còn cho phép sử dụng AI để nhận diện hình vẽ, đưa ra gợi ý hình ảnh tương ứng. Ví dụ, chỉ cần phác thảo một con vật, hệ thống sẽ tự động đề xuất hình minh họa phù hợp.

Một số tính năng khác như phụ đề trực tiếp, widget tương tác và tìm kiếm hình ảnh online giúp nâng cao mức độ tiếp cận bài học và tăng sự tham gia của học sinh. Trong khi đó, ứng dụng ClassSwift hỗ trợ giáo viên tạo bài kiểm tra tùy biến, chấm điểm tự động và phân tích kết quả học tập để cá nhân hóa nội dung giảng dạy.

Ngoài ra, khả năng kiểm tra nhanh bằng các định dạng câu hỏi tương tác phong phú, từ câu đố đến vẽ phác thảo, kiểm tra trực tiếp (theo hình thức quay lựa chọn ngẫu nhiên) giúp giáo viên nắm bắt nhanh mức độ tiếp thu của học sinh. Đáng chú ý, giáo viên có thể sử dụng AI để tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên nội dung bài giảng, sau đó tùy chỉnh để phù hợp với ý định giảng dạy.

Trí tuệ nhân tạo đẩy nhanh số hóa giáo dục qua màn hình tương tác thông minh - Ảnh 4.

Làm việc nhóm theo thời gian thực trên màn hình tương tác giúp người tham gia không cần phải có mặt ở cùng một địa điểm

Ảnh: Anh Quân

Đối với môi trường học tập bậc cao, ứng dụng TeamOne cho phép sinh viên làm việc nhóm theo thời gian thực, dù ở bất kỳ đâu. Hệ thống AI bên trong TeamOne có khả năng xử lý dữ liệu đầu vào và tự động hiển thị bảng biểu hoặc số liệu phù hợp, hỗ trợ hiệu quả các buổi thảo luận học thuật.

Không chỉ dừng ở đó, các công cụ AI tích hợp còn có thể chuyển đổi chữ viết tay sang văn bản số có thể chỉnh sửa. Tính năng này đặc biệt hữu ích cho việc ghi chép, tạo tài liệu hoặc thiết kế nội dung học tập nhanh chóng. “Việc đưa AI vào màn hình tương tác thông minh không chỉ giúp giảm khối lượng công việc của giáo viên mà còn tăng tính tương tác, cải thiện hiệu quả học tập và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục hiện đại”, đại diện ViewSonic nhấn mạnh trong phần chia sẻ với truyền thông Việt Nam.