Từ Mỹ về Việt Nam thụ tinh ống nghiệm

Từ Mỹ về Việt Nam thụ tinh ống nghiệm

bởi

trong

TP HCMChị Quỳnh, 42 tuổi, vô sinh 10 năm, thụ tinh trong ống nghiệm tại Mỹ bốn chu kỳ thất bại, về Việt Nam điều trị mới đậu thai.

Vợ chồng chị Quỳnh vô sinh không rõ nguyên nhân, trong vòng 4 năm thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Mỹ 3 chu kỳ, chuyển phôi 5 lần đều thất bại. Ở chu kỳ IVF thứ 4, họ vừa xin trứng để tạo phôi vừa nhờ người mang thai hộ, song hai lần sảy thai sớm. Mỗi chu kỳ IVF tại Mỹ, vợ chồng chị Quỳnh tốn khoảng 800 triệu đồng, lần cuối chi phí gấp đôi vì thêm nhiều khoản cho người hiến trứng và mang thai hộ.

Cuối năm 2024, vợ chồng chị đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVF Tâm Anh TP HCM) khám. Bác sĩ Lê Xuân Nguyên cho biết chị Quỳnh lớn tuổi, lạc nội mạc tử cung trong cơ, may mắn là dự trữ buồng trứng ở mức khá so với độ tuổi. Chị được kích thích buồng trứng với liều lượng thuốc nhẹ, chọc hút thu 14 trứng trưởng thành, thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy được 9 phôi ngày 3.

Toàn bộ phôi được tiếp tục nuôi đến giai đoạn phôi nang ngày 5. Hệ thống camera quan sát liên tục ghi nhận hầu hết phôi phát triển bất thường, tế bào phân chia lệch nhau, nhiều mảnh vỡ và ngừng phát triển sớm, kết quả chỉ thu được hai phôi ngày 5. Phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) chấm điểm các phôi loại 3, tiên lượng khả năng đậu thai ở mức trung bình khá. Toàn bộ .





Từ Mỹ về Việt Nam thụ tinh ống nghiệm

Hệ thống phòng “lab-trong-lab” và các công nghệ nuôi cấy phôi hiện đại tại IVF Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Nguyễn Thắng

Chị Quỳnh cần sớm trở lại Mỹ nên khi chọc hút noãn, bác sĩ Nguyên kết hợp lấy mẫu sinh thiết nội mạc tử cung, ghi nhận tình trạng viêm. Chị được kê đơn thuốc và về Mỹ điều trị trong vòng hai tháng. Bác sĩ hai nước trao đổi, giúp chị ức chế thành công khối lạc nội mạc tử cung, trị dứt điểm tình trạng viêm nội mạc tử cung mạn tính.

Chị Quỳnh được chuẩn bị kỹ lưỡng niêm mạc tử cung trước khi chuyển phôi. Những trước tại Mỹ, chị Quỳnh được tiêm progesterone gây đau, khó chịu, tăng nguy cơ biến chứng áp xe mông. Lần này, bác sĩ Nguyên chỉ định phương pháp đặt thuốc đường âm đạo giúp khắc phục các hạn chế của dạng thuốc tiêm và tối ưu tỷ lệ đậu thai. Bác sĩ cũng động viên tâm lý, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh.

Giữa tháng 3, chị Quỳnh được chuyển cùng lúc hai phôi vào lòng tử cung, đậu một thai. Thai nhi hiện gần 8 tuần, phát triển khỏe mạnh. Toàn bộ chi phí điều trị của vợ chồng chị Quỳnh chỉ khoảng 150 triệu đồng.

Tại IVF Tâm Anh TP HCM, tỷ lệ thành công trung bình trong năm 2024 là 78,7%, ở nhóm phụ nữ ngoài 40 tuổi là hơn 48%. Cuối tháng 4, trung tâm lần thứ 4 liên tiếp vượt qua kỳ thẩm định của Ủy ban Chứng nhận chất lượng Kỹ thuật sinh sản (RTAC), thuộc Hiệp hội Sinh sản Australia (FSA). được công nhận trên toàn cầu, với hệ thống tiêu chí đánh giá toàn diện bao gồm quy trình quản lý chất lượng, dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, tiêu chuẩn lưu trữ thông tin, trang thiết bị công nghệ, phác đồ điều trị và đặc biệt là tỷ lệ thành công trong hỗ trợ sinh sản.

Hoài Thương

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Từ ngày 1-31/5, hệ thống IVF Tâm Anh tổ chức chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 18 năm hình thành và phát triển. Chương trình chia sẻ “Điều kỳ diệu của Ba Mẹ” thu hút sự quan tâm của hàng nghìn vợ chồng hiếm muộn. Gần 1.000 người đã gửi những câu chuyện về hành trình điều trị, truyền cảm hứng đến cộng đồng về niềm hạnh phúc có con.

Ngày hội dành cho các em bé ra đời từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và cộng đồng hiếm muộn sẽ được tổ chức vào ngày 1/6 tại Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7. Bạn đọc quan tâm có thể đăng ký tham dự .