Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu ‘bắt cóc bỏ dĩa’?

Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu ‘bắt cóc bỏ dĩa’?

bởi

trong
Từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, làm sao để không xử phạt kiểu ‘bắt cóc bỏ dĩa’?

Đoạn clip ghi lại lúc 2 bên xảy ra xô xát nhẹ – Ảnh: T.V.T.

Trước đó trên mạng xã hội đăng tải clip một cô gái đứng ở vỉa hè đường Phạm Hùng, phường Từ Liêm (Hà Nội) chờ xe. Sau đó cô gái và một phụ nữ bán trà đá xảy ra tranh cãi.

Mâu thuẫn trở nên căng thẳng khi hai người xảy ra xô xát nhẹ, người bán hàng đá vào vali của cô gái đứng trên vỉa hè.

Công an phường Từ Liêm đang lập hồ sơ xử lý người phụ nữ bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè ở bến xe Mỹ Đình vì cho rằng “đứng vào chỗ bán hàng”.

Ngày 8-7, Công an phường Từ Liêm (Hà Nội) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người phụ nữ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên đường Phạm Hùng với số tiền 2,5 triệu đồng.

Cũng từ vụ bà bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm vỉa hè và ứng xử thiếu văn hóa để răn đe, lập lại trật tự nơi công cộng.

TS Nguyễn Hữu Nguyên đã gửi đến Tuổi Trẻ Online ý kiến chia sẻ thêm góc nhìn và gợi ý giải pháp để chấn chỉnh tình trạng này. 

Vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng…

Ai cũng biết, cũng hiểu “vỉa hè dành cho người đi bộ”, nhưng hiện trạng vỉa hè ở rất nhiều nơi không phải như vậy.

Chức năng nói trên chỉ thực hiện được khi các thành phố có số dân và lượng xe cộ phù hợp với quy hoạch. 

Còn trong điều kiện “siêu đô thị”, quá tải dân số và giao thông thì chức năng đó không được như đông đảo người dân mong đợi.

Bên cạnh đó, dưới áp lực mưu sinh của một bộ phận người dân còn khó khăn và tình trạng ùn tắc giao thông, có địa phương buộc phải chấp nhận sự tồn tại hiện trạng nói trên trong một thời gian với ba hình thức hoạt động trên vỉa hè.

Đó là vỉa hè vừa dành cho người đi bộ, vừa cho bãi đậu xe máy, vừa cho buôn bán nhỏ, hàng rong.

Tuy nhiên tình trạng sử dụng vỉa hè ngày càng phức tạp, thậm chí có nơi mất kiểm soát. Cơ quan chức năng cũng đã ra quân nhiều đợt thực hiện “đường thông, hè thoáng” nhưng không duy trì trật tự được lâu dài.

Chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè, cái khó nằm ở đâu?

Trước thực tế trên, có địa phương, như tại TP.HCM, đã tìm giải pháp theo hướng chấp nhận khái niệm vỉa hè “đa năng”. Theo đó tiến hành quy định từng phần diện tích vỉa hè dành cho đi bộ, bãi đậu xe và buôn bán, đồng thời cũng quy định việc sử dụng vỉa hè trả phí.

Chủ trương này được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Thời gian đầu thực hiện có sự chuyển biến tích cực ở một số nơi. Tuy nhiên khi vận hành một thời gia lại xuất hiện những vấn đề phức tạp khó tránh khỏi, kể cả xảy ra xung đột trên vỉa hè giữa các đối tượng sử dụng.

Tình trạng này không chỉ xảy ra như vụ “đá vali trên vỉa hè” ở Hà Nội, mà hầu như xảy ra ở nhiều thành phô lớn trên cả nước, với nhiều hình thức xung đột khác nhau.

Nhìn những hình ảnh ấy ai cũng thấy đó là biểu hiện của văn hóa ứng xử không thể chấp nhận được, rất đáng phê phán mạnh mẽ. 

Còn nhìn từ góc độ pháp luật, đó là hành vi xúc phạm người khác, cần phải xử lý nghiêm khắc…

Điều quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân trực tiếp và biện pháp chế tài cụ thể thì không quá khó. Nhưng khó hơn là tìm ra nguyên nhân sâu xa và giải pháp căn cơ để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp xung đột vỉa hè.

Nguyên nhân chính có thể do chưa rõ ràng trong việc quy định sử dụng vỉa hè, làm cho một số người đã sẵn tính tham lam, hay tranh giành lầm tưởng mình có quyền sử dụng vỉa hè rộng hơn quy định.

Cùng với đó có thể là các quy định về mức chế tài khi vi phạm chưa cụ thể, chưa đủ sức răn đe nên những người vi phạm không sợ bị phạt.

Những nguyên nhân nêu trên cũng là những giải pháp không quá khó để thực hiện. Ngày nay các địa phương hoàn toàn có đủ khả năng lắp đặt camera theo dõi, kiểm soát hoạt động trên vỉa hè. 

Tuy nhiên cái khó hơn cả vẫn là câu hỏi: ai kiểm tra, xử phạt và sau xử phạt việc tái phạm được kiểm soát, xử lý ra sao?