Điều này được thực hiện nhờ vào khả năng tắt hoàn toàn các điểm ảnh phụ, tạo ra mức độ đen thuần túy và khác biệt so với đối thủ chính là TV QLED. Nhờ vậy, TV OLED có thể hiển thị những hình ảnh sống động nhất, đặc biệt khi xem nội dung có dải động cao (HDR).

Ngoài lợi thế về giá và không có hiện tượng lưu ảnh, TV QLED không thể đáng mua bằng OLED
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Mặc dù TV OLED thường có giá cao hơn so với các mẫu QLED giá rẻ, nhưng nếu ngân sách cho phép, người dùng thường không có lý do gì để không chọn OLED.
Dẫu vậy, TV QLED lại mang đến một lợi thế đáng kể so với OLED, chính là không có hiện tượng burn-in (lưu ảnh). Đây là tình trạng hình ảnh tĩnh vẫn hiển thị trên màn hình OLED, tạo cảm giác như bóng ma của chương trình trước đó đang “ám ảnh” chương trình hiện tại. Nguyên nhân là do OLED sử dụng các điểm ảnh phát ra cả ánh sáng và màu sắc, trong khi QLED có nguồn sáng riêng biệt giúp giảm thiểu hiện tượng này.
Hiện tượng lưu ảnh không còn là nỗi ám ảnh trên TV OLED hiện đại
Mặc dù hiện tượng lưu ảnh của OLED có thể được xem là đáng lo ngại, nhưng nó không phải là vấn đề lớn như nhiều người nghĩ. Các nhà sản xuất hiện nay đã cải tiến công nghệ và vật liệu, khiến cho các mẫu OLED hiện tại ít bị lưu ảnh hơn so với một thập kỷ trước. Để tránh hiện tượng này, người dùng chỉ cần hạn chế việc hiển thị hình ảnh tĩnh trong thời gian dài (như trình bảo vệ màn hình), tạm dừng phim hay hiển thị các logo tĩnh.
Trình diễn màn hình MicroLED trong suốt của Samsung
Ngoài ra, TV OLED hiện đại còn được trang bị tính năng làm sạch điểm ảnh và làm mới tấm nền giúp khắc phục các vấn đề lưu ảnh tạm thời. Do đó, người dùng vẫn có thể tạm dừng trò chơi hoặc xem tin tức trong thời gian dài mà không cần quá lo lắng về hiện tượng lưu ảnh này.
Xét cho cùng, tuy TV QLED có giá rẻ và lợi thế lớn về việc không có hiện tượng lưu ảnh nhưng OLED vẫn là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích hình ảnh chất lượng cao, trong khi việc phòng tránh hiện tượng lưu ảnh cũng không quá phức tạp.