Vận hành hai hệ thống giám sát, tiếp nhận kiến nghị thực hiện Nghị quyết 57

Vận hành hai hệ thống giám sát, tiếp nhận kiến nghị thực hiện Nghị quyết 57

bởi

trong

Chuyển nhanh từ nghị quyết sang hành động

Sau gần 5 tháng kể từ khi Nghị quyết số 57 được ban hành, Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết đã chính thức đi vào hoạt động trên Cổng Thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là một bước đi cụ thể nhằm chuyển nhanh từ chủ trương sang hành động, đổi mới căn bản phương thức lãnh đạo, quản lý của Đảng theo hướng hiện đại, dữ liệu hóa và minh bạch.

Vận hành hai hệ thống giám sát, tiếp nhận kiến nghị thực hiện Nghị quyết 57

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia triển khai thực hiện Nghị quyết 57

ẢNH: GIA HÂN

Hệ thống được thiết kế với Bộ chỉ số KPI gồm các nhóm chỉ số chiến lược và tác nghiệp, nhằm đo lường toàn diện tiến độ, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết. Thông qua dashboard trực quan, lãnh đạo các cấp có thể theo dõi tiến độ triển khai, phát hiện điểm nghẽn, đánh giá rủi ro, điều chỉnh chính sách kịp thời.

Lần đầu tiên, việc giám sát thực thi một nghị quyết của Bộ Chính trị được thực hiện trên nền tảng số, cho phép cập nhật theo thời gian thực. Các bộ, ngành, địa phương liên quan đều được cấp tài khoản riêng để định kỳ cập nhật dữ liệu, phản ánh khó khăn, kiến nghị trực tiếp trên hệ thống.

Cách làm này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả giám sát mà còn nâng cao kỷ luật, trách nhiệm chính trị của từng cấp, từng ngành. Mỗi báo cáo, số liệu đều có “dấu vết”, tránh tình trạng hình thức, báo cáo “đẹp nhưng không đúng”. Thực chất, hệ thống là một công cụ để thúc đẩy thực thi hiệu quả, trách nhiệm giải trình, và minh bạch trong toàn bộ quá trình triển khai Nghị quyết 57.

Đồng thời, nguồn dữ liệu thu thập còn phục vụ hiệu quả cho việc phân tích chuyên sâu, hỗ trợ điều chỉnh chiến lược, xây dựng chính sách sát thực tiễn hơn.

Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp

Song hành với hệ thống giám sát, Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp (gọi tắt là Hệ thống PAKN-SKGP) cũng được đưa vào vận hành trên cùng nền tảng trực tuyến. Đây là kênh thu nhận ý kiến từ người dân, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia để góp phần hoàn thiện chính sách, tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy các đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Theo Văn phòng T.Ư Đảng, Hệ thống PAKN-SKGP được thiết kế trên nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, tăng cường tương tác hai chiều. Mỗi ý kiến phản ánh, sáng kiến hay giải pháp được xử lý theo một quy trình chuẩn hóa, thống nhất, minh bạch và có thời hạn phản hồi cụ thể.

Đặc biệt, hệ thống ứng dụng công nghệ số, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong phân loại, xử lý và khai thác dữ liệu, giúp phát hiện các vấn đề chính sách có tính hệ thống, theo dõi xu hướng cải cách, đề xuất điều chỉnh chính sách kịp thời.

Để hai hệ thống vận hành đồng bộ, hiệu quả, Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo) đã chỉ đạo xây dựng các quy chế vận hành với đầy đủ quy định về trách nhiệm cập nhật dữ liệu, xác minh thông tin, xử lý, phân tích, đánh giá kết quả và phản hồi.

Với Hệ thống PAKN-SKGP, quy chế gồm 6 chương, 35 điều, được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến đóng góp của 58 cơ quan T.Ư và địa phương. Quy chế này cũng quy định cụ thể việc xử lý vi phạm trong quá trình sử dụng hệ thống, đặc biệt với những nội dung có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, xã hội.

Việc thiết lập cơ chế vận hành rõ ràng, chính thức, liên thông toàn quốc giúp đảm bảo vai trò giám sát, phản biện chính sách được thực hiện bài bản, hiệu quả, đồng thời khẳng định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân, tổ chức tham gia.

Hệ thống giám sát Nghị quyết 57Hệ thống tiếp nhận PAKN-SKGP được vận hành chính thức từ ngày 20.5.2025, trên Cổng Thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: https://dangcongsan.vnhttps://pakn.nq57.vn

Mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia đều có thể tham gia phản ánh, đề xuất sáng kiến, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.