Mười phương thế giới chân hành giả vang”.
Dịch giả Trịnh Lữ chia sẻ bài When I Die (Khi tôi chết) của nhà thơ Rumi, do ông chuyển ngữ. Dưới bình luận, độc giả Phương Lan nhận định tác phẩm khiến người đọc vừa thương cảm, vừa hiểu hơn về sự vô thường của cuộc đời, chấp nhận cái chết là một phần của cuộc sống:
”Khi linh cữu tôi
Được đưa ra
Bạn đừng bao giờ nghĩ
Tôi đang nhớ tiếc cõi này
Đừng để lệ rơi
Đừng khóc than
Đừng hối tiếc
Không phải tôi đang rơi
Xuống một vực thẳm quái đản nào
Khi bạn thấy
Thân xác tôi được khiêng đi
Đừng khóc cho sự ra đi của tôi
Tôi không ra đi
Mà đang đến với tình yêu vĩnh cửu
Khi bạn bỏ tôi lại
Trong huyệt mộ
Đừng nói lời chia tay
Hãy nhớ rằng một nấm mồ
Chỉ là một tấm rèm
Trước một thiên đường phía sau
Bạn chỉ mới thấy tôi
Nằm xuống một huyệt mộ
Giờ thì hãy xem tôi trỗi dậy
Làm gì có chuyện cáo chung
Khi mặt trời lặn xuống
Hoặc mặt trăng cũng vậy
Trông như một cáo chung
Có vẻ như một hoàng hôn
Nhưng thực ra là một bình minh
Khi huyệt mộ giam giữ ta
Đó là lúc linh hồn ta được giải thoát
Bạn có bao giờ thấy
Một hạt giống rơi xuống đất
Mà lại không trỗi dậy với một cuộc sống mới
Sao bạn có thể nghi ngờ sự trỗi dậy
Của một hạt giống có tên Người
Bạn có bao giờ thấy
Một gầu giếng chìm xuống đáy
Mà trở lại rỗng không
Sao phải than khóc cho một linh hồn
Khi nó sẽ còn trở lại
Như thánh Joseph từ lòng giếng
Khi là lần cuối cùng
Ta câm nín
Để Lời ta và Linh hồn ta
Sẽ thuộc về một cõi
Không nơi chốn, không thời gian”.
14 năm trước, khi chưa quen biết, Lê Thiết Cương gửi email cho nhà thơ Nguyễn Đỗ về việc trích tác phẩm của ông để làm lịch thơ. Gần đây, họa sĩ lại gửi sách và ủng hộ nhiệt tình cho dự án dịch Truyện Kiều do Nguyễn Đỗ làm chủ biên. Theo nhà thơ, mỗi lần nói chuyện, Lê Thiết Cương không bao giờ tỏ ra đau đớn vì bệnh tật. Trong ký ức Nguyễn Đỗ, người bạn của mình “tài hoa, mạnh mẽ nhưng dễ mủi lòng, giàu cá tính song chịu khó nghe và đọc”. Biết tin họa sĩ mất, ông viết những câu thơ gửi niềm tin về sự hiện diện của Lê Thiết Cương ở một cõi khác:
”Cương ơi, lá ra đi mùa thu, mầm sẽ nhô mùa xuân.
Bạn sẽ mọc một tinh khôi mới mẻ!
Bài hát của âm thanh đã ngưng
Hay hơn trường thọ hơn chính nó”.
Nghệ sĩ Lê Thư Hương thổi sáo nhạc phẩm “Siciliano” (của Bach) trong phút mặc niệm họa sĩ Lê Thiết Cương, tại tang lễ ở Hà Nội ngày 21/7. Video: Hà Thu
Họa sĩ sinh năm 1962, là con nhà biên kịch, nhà thơ Lê Nguyên và nhà quay phim Đỗ Phương Thảo. Ông theo học tại trường Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1990. Ông có gần 40 năm theo đuổi phong cách hội họa tối giản, thực hành và thể nghiệm qua nhiều nhánh rẽ: đậm nhạt, hòa sắc, hình và nét.
Ngoài mỹ thuật, dấu ấn của Lê Thiết Cương thể hiện trên nhiều lĩnh vực như nhiếp ảnh, điêu khắc, kiến trúc, thiết kế. Ông tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước, làm giám tuyển của nhiều sự kiện, có tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Singapore. Họa sĩ còn có duyên viết phê bình, với cuốn Thấy (2017), Trò chuyện với hội họa (2025). Trước khi qua đời, ông đã in xong cuốn tản văn mới, chuẩn bị tổ chức triển lãm.