Tôi thường xuyên uống nhiều bia do tính chất công việc, ăn ít cơm, tăng cân từ 65 kg lên 87 kg trong hai năm. Nên làm gì để duy trì cân nặng hợp lý? (Phú Duy, 35 tuổi, Cần Thơ)
Trả lời:
Nguyên nhân béo phì chủ yếu do chế độ ăn, ít vận động hay đang mắc bệnh tiềm ẩn như rối loạn chuyển hóa, suy giáp, bệnh nội tiết. Các tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, tăng tích trữ chất béo. Đây là lý do nhiều người ăn ít cũng mập hơn một số người ăn nhiều hoặc tập luyện cường độ cao, ăn uống khắt khe vẫn khó giảm cân, giảm mỡ.
Tốc độ trao đổi chất cơ bản là mức độ calo mà cơ thể tiêu thụ để duy trì các chức năng sống còn như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, nhiệt độ. Người có tốc độ trao đổi chất cơ bản nhanh sẽ đốt cháy nhiều calo, dễ giảm cân. Nếu tốc độ trao đổi chất cơ bản chậm, calo được đốt cháy ít dễ tăng cân.
Bạn thường xuyên uống bia, tiếp khách, ít vận động là nguyên nhân cơ bản gây tăng cân nhanh. Thành phần chính của bia là tinh bột và cồn. Bia nhiều năng lượng, trong 355 ml bia có chứa 153 calo. Do đó, nếu uống nhiều bia sẽ tăng calo, dẫn đến dư thừa năng lượng (calories surplus) và tích trữ dưới dạng mỡ. Mỡ thừa ở nam giới có xu hướng tập trung ở vùng bụng.

Bia chứa nhiều năng lượng dễ gây tăng cân. Ảnh được tạo bởi AI
Không chỉ bia, bất kỳ đồ uống có cồn nào cũng gây cản trở quá trình đốt mỡ. Bởi hệ miễn dịch xem cồn như một dạng độc tố và tạm ngưng các hoạt động trao đổi chất khác, trong đó có để xử lý cồn trước. Quá trình đốt mỡ bị gián đoạn khoảng 12-36 tiếng tùy theo thể trạng và lượng cồn được nạp vào cơ thể.
Trong thành phần của bia có chứa lượng lớn hợp chất phytoestrogens, có thể gây mất cân bằng hormone ở nam giới, ảnh hưởng đến việc sản sinh testosterone, từ đó gây tăng cân mất kiểm soát, nhất là ở vùng bụng. Mỡ thừa không chỉ tích trữ ở lớp da dưới bụng mà còn làm (loại mỡ nguy hiểm nhất trong cơ thể). Nó có thể quấn quanh thận, gan và ruột, giải phóng các hormone, phá vỡ chức năng bình thường của các cơ quan này, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, gan nhiễm mỡ, bệnh tim, ung thư.
BS.CKI Phạm Thị Thu Hà
Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh nội tiết để bác sĩ giải đáp |