
Sống du mục hay dành tám tiếng một ngày để đi làm, bảy tiếng ngủ, hai tiếng ăn uống… và chẳng còn mấy thời gian tận hưởng cuộc sống?
“Tôi năm nay đã U60 những cũng ham xê dịch. Hai vợ chồng tôi tính đến nay đã cùng nhau đi xuyên Việt ba lần, qua hết 63 tỉnh thành của đất nước chỉ với xe ‘cỏ’ hạng B. Chúng tôi ăn ngủ tự do, tùy điều kiện của từng vùng miền mà mình dừng chân. Cá nhân tôi rất ngưỡng mộ những người chọn lối sống du mục, tự do, thoải mái, thay vì bó buộc bản thân.
Ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen với tập quán sinh hoạt của bao đời nay là phải ‘an cư’ rồi mới ‘lạc nghiệp’. Nhưng xã hội ngày càng phát triển và đất nước dần hòa nhập cùng thế giới trong thời đại công nghệ số, sẽ dần hình thành lối sống du mục. Hiện nay, tôi đã thấy manh nha các hội nhóm phượt tự phát, như một minh chứng cho xu hướng sống du mục của người trẻ Việt”.
Đó là chia sẻ của độc giả sau bài viết “”. Từ nhiều năm nay, “du mục số” đã và đang trở thành xu hướng mới của giới trẻ Việt Nam và thế giới nhằm tạo cho mình một cuộc sống không nhất thiết phải theo chuẩn truyền thống. Cùng với sự thay đổi của cách mạng kỹ thuật số, ước mơ của người trẻ dần hiện thực hóa, họ vẫn có thể vừa đi chơi vừa kiếm tiền, bỏ lại sau lưng bốn bức tường văn phòng.
Ủng hộ lối sống du mục, bạn đọc chỉ ra những điểm tích cực: “Tôi tin thế hệ sau này sẽ có nhiều người chọn lối sống du mục tự do, khai phá, phiêu lưu… Người ngoài nhìn vào có thể lắc đầu vì chẳng thấy tương lai ở đâu cả? Tuy nhiên, với việc phát triển của công nghệ, mạng xã hội, AI, lối sống du mục chính là xu thế.
Cứ hình dung bản thân vừa có thể đi du lịch cùng gia đình, vừa có thể làm việc từ xa, con cái cũng được học tập online và trải nghiệm cuộc sống… thử hỏi ai mà không thích? Mỗi người đều chỉ có 24 giờ một ngày như nhau, với nhiều người, họ chấp nhận dành tám tiếng để đi làm, bảy tiếng cho việc ngủ, hai tiếng cho bạn bè, hai tiếng cho việc ăn uống… Và như vậy họ còn rất ít thời gian cho bản thân và những người thân thiết. Thế nên, nhiều người chọn sống du mục là có lý do của họ”.
>>
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận đánh đổi để có cuộc sống du mục, độc giả đặt câu hỏi: “Tôi chỉ có thắc mắc với những người chọn sống du mục là họ sẽ cho con cái học các kỹ năng giao tiếp cộng đồng ở đâu? Hầu hết những đứa trẻ sống kiểu này (Van-life kids) đều trải qua cảm giác stress, bức bối, trầm cảm vì: không phải do bản thân chúng lựa chọn; không có không gian riêng tư; không bạn bè, không ai dạy kỹ năng giao tiếp… Đây là vấn đề không hề dễ để giải quyết”.
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc đưa ra cảnh báo với những người có ý định sống du mục: “Cái gì cũng vậy, ít ai trong cuộc tự nhìn ra được những góc khuất. Cái gì mới cũng đều háo hức, những khi nó lặp lại quá nhiều cũng sẽ dần trở nên bình thường. Chẳng hạn bạn đi làm suốt thì mong có ngày nghỉ, làm tăng ca suốt lại mong có được ngày làm việc bình thường. Nhưng khi bạn nghỉ ở nhà lâu rồi cũng thành chán, hay ăn món ngon mỗi ngày cũng thấy chẳng còn gì đặc biệt.
Thực tế, có không ít những câu chuyện về những người tự chủ tài chính ở tuổi 35, 40 hay về hưu sớm từ tuổi trung niên. Nhưng sau một thời gian nghỉ ngơi, họ lại thấy chán và tìm cách quay lại với cuộc sống thường nhật bận rộn ở văn phòng. Tóm lại, tôi không chê trách ai khi họ chọn cuộc sống du mục, nhưng các bạn hãy lường trước những khó khăn, vấn đề phát sinh trước khi dấn thân để không bị sốc và hối hận vì quyết định của mình”.
- Nghỉ việc ở Hà Nội để dành một năm ‘gap year’ trên Hà Giang
- Bà cô hơn 60 tuổi vẫn chưa muốn nghỉ hưu để chữa lành
- Đủ tiền mua hai nhà Sài Gòn vẫn không nghỉ hưu sớm
- 60 tuổi chưa chịu nghỉ hưu dù tự do tài chính ở tuổi 38
- Tuổi 38 từ bỏ công việc thu nhập cao để nghỉ hưu sớm
- Có tài sản tích luỹ nhưng không dám nghỉ hưu sớm trước tuổi 50