
Kính James Webb chụp được hình ảnh sâu nhất của vũ trụ
ảnh: jwst
Chuyên gia về hố đen Heino Falcke, nhà vật lý lượng tử Michael Wondrak và nhà toán học Walter van Suijlekom, tất cả đều đến từ Đại học Radboud (Hà Lan), tính toán được những tàn tích sao cuối cùng của vũ trụ sẽ mất khoảng 1078 năm để biến mất.
Thời điểm cáo chung của vũ trụ theo báo cáo mới ngắn hơn tính toán trước đó là 101100 năm.
Để dễ hình dung, tuổi của vũ trụ hiện tại là 13,8 tỉ năm ≈ 1,38 × 10¹⁰ năm.
Kết quả mới nhất được thực hiện tiếp nối báo cáo được công bố năm 2023 cũng của bộ ba nhà khoa học Hà Lan. Báo cáo năm đó chứng tỏ không chỉ các hố đen mà những thiên thể khác như sao neutron vẫn có thể “bốc hơi” thông qua quy trình giống như bức xạ Hawking.
Bức xạ Hawking là một hiện tượng được nhà vật lý Stephen Hawking đề xuất năm 1974. Theo giả thuyết này, hố đen không hoàn toàn “đen” như người ta từng nghĩ, mà chúng có thể phát ra bức xạ và cuối cùng có thể bốc hơi hoàn toàn theo thời gian.
Ngày tàn của sự sống: khi nào trái đất cạn sạch ôxy?
Sau khi báo cáo trên được công bố, các nhà nghiên cứu nhận được nhiều câu hỏi đến từ nội bộ lẫn bên ngoài cộng đồng khoa học về thời gian cụ thể để quá trình bốc hơi đó diễn ra.
Giờ đây, họ đã đưa ra câu trả lời trong báo cáo mới.
Cụ thể, đội ngũ các nhà nghiên cứu tính toán được vũ trụ sẽ lụi tàn trong khoảng 1078 năm nữa, nếu dựa trên hiện tượng như bức xạ Hawking. Đó là thời gian cần thiết để các sao lùn trắng, những thiên thể bám trụ lâu nhất, có thể phân hủy.